Tác dụng của hồng đậu khấu

Hồng đậu khấu là gì? Có công dụng và lợi ích gì? Chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người khi nghe đến cái tên này. Có vẻ như, hồng đậu khấu còn khá lạ lẫm đối với rất nhiều người. Vì thế, trong bài viết này, hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây để tìm hiểu về tác dụng của hồng đậu khấu.

1. Hồng đậu khấu là gì ?

Nói đến hồng đậu khấu có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm bởi tên gọi của nó. Nhưng thực chất hồng đậu khấu chính là quả của cây riềng nếp – một loại cây nhiều người đã biết qua, giống cây riềng thông thường nhưng có thân và củ to hơn.

Hồng đậu khấu còn có những tên gọi khác là Sơn khương tử hay Hồng khấu. Tên khoa học là Alpinia galanga Willd thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Theo Y Học Cổ Truyền, hồng đậu khấu có vị cay, tính ổn, có tác dụng chữa táo thấp, tán hàn, tiêu thực, giải độc rượu. Dùng chữa nôn mửa, tả, bụng lạnh, đau....

Cây hồng đậu khấu được thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10 khi quả gần chín. Trong quả thường có 3 – 5 hạt. Quả được hái về phơi hoặc sấy khô, khi dùng cần bóc vỏ. Khi dùng làm thuốc, với củ người ta sẽ nhổ lên, rửa sạch rồi cắt bớt các rễ nhỏ và phơi khô. Với hồng đậu khấu, người ta sẽ đợi lúc quả chuyển sang màu đỏ thì sẽ thu hái và phơi trong bóng râm cho khô dần hoặc sấy khô.

Trong hồng đậu khấu có chứa nhiều chất như tinh dầu, tinh bột, protit và một số chất khác chưa rõ định danh. Hồng đậu khấu mới chỉ được áp dụng trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền chứ chưa xuất hiện trong Y Học Hiện Đại và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về hoạt tính của loại quả này. Ở nước ta, hồng đậu khấu cũng rất ít được sử dụng.

hồng đậu khấu
Hồng đậu khấu hay còn được gọi là quả của cây riềng nếp

2. Tác dụng của hồng đậu khấu

Dân tộc Choang ở Trung Quốc có một bài thuốc điều trị bệnh đau dạ dày rất hay và được đưa vào “Choang tộc dân gian dụng dược tuyển biên”. Đó là bài thuốc sử dụng hồng đậu khấu, hương phụ và củ gừng tươi, mỗi loại 9 g, rồi đem sắc lấy nước và chia thành hai lần uống trong ngày.

Vị thuốc hồng đậu khấu được ghi chép trong nhiều công trình y học nổi tiếng như “Bản thảo cương mục”, “Bản thảo phùng nguyên”... và theo Y Học Cổ Truyền thì hồng đậu khấu có vị cay và tính ấm. Có thể kể đến một số công dụng nổi trội của hồng đậu khấu như:

  • Chống viêm.
  • Làm tản khí lạnh.
  • Kích thích tiêu hóa thức ăn.
  • Điều trị chướng bụng, nôn thổ.
  • Sử dụng cho người uống rượu quá nhiều (giúp giải rượu).


Liều dùng: Mỗi ngày uống từ 3 đến 6 g hồng đậu khấu, sắc lấy nước để uống.

Lưu ý: Với vị thuốc này, ta không nên uống lâu ngày vì sẽ gây ra tổn hại đến mắt và khiến người uống dễ nổi giận.Trên thực tế, mặc dù quả của riềng đất (hồng đậu khấu) không được sử dụng nhiều trong cả đông và tây y nhưng củ của cây lại là bài thuốc có rất nhiều công dụng. Củ riềng nếp có chứa tinh dầu thơm nhưng mùi vị của nó sẽ không mạnh bằng củ riềng thông thường và dược tính cũng yếu hơn. Vì vậy, khi không có củ riềng thông thường làm thuốc, ta có thể sử dụng củ riềng nếp thay thế (vì chúng có công dụng tương tự nhau). Có thể kể đến các công dụng của củ riềng nếp gồm:

  • Điều trị đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn do ăn uống khó tiêu.
  • Giúp giã rượu.
  • Điều trị lỵ, dịch tả, đau dạ dày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn, uốn ván.
  • Giúp giảm tê phù.
  • Giúp chống co thắt
hồng đậu khấu
Hồng đậu khấu có công dụng trong điều trị một số bệnh lý

Thông thường, người ta chú ý đến phần củ của cây riềng đất bởi đây là vị thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, tả, đau dạ dày... mà ít khi chú ý đến phần quả của cây (hay còn gọi là hồng đậu khấu). Tuy nhiên hồng đậu khấu trong đông y cũng là một vị thuốc quý mặc dù ít được sử dụng. Nhiều ghi chép trong các cuốn sách về Y Học Cổ Truyền cho thấy hồng đậu khấu có vị cay, tính ôn, có tác dụng chữa táo thấp, tán hàn, tiêu thực, giải rượu. Thậm chí, đây còn là bài thuốc dân gian của người Choang ở Trung Quốc.

Trên đây là những thông tin và tác dụng chính của hồng đậu khấu, bạn có thể tham khảo nếu có ý định sử dụng nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan