Độc tính của cây lộc mại

Nghe lời mách bảo của người khác, một số người thường xuyên uống nước sắc hoặc nấu canh lá lộc mại để chữa táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách đã khiến cho một số người bị ngộ độc phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do tan máu cấp, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

1. Công dụng của cây lộc mại

Cây lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Ở nước ta, cây lộc mại còn được gọi với một số tên khác như là lục mại, mọ trắng, rau mại hay rau mọi. Cây lộc mại cũng có nhiều loại như lộc mại trái láng, lộc mại nhỏ, lộc mại lá dài.

Lộc mại là cây gỗ, thân cây có thể cao đến 15m. Phiến lá lộc mại hình bầu dục dài 10-14cm, mép răng thưa, lá mỏng, có lông. Cây lộc mại ra hoa vào tháng 5-8, kết quả vào tháng 7. Cây lộc mại thường mọc hoang ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hoà Bình.

Vị thuốc lộc mại có vị nhạt, tính bình, liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy, đồng thời có tác dụng tiêu độc, sát trùng.

Nhân dân thường sử dụng lá lộc mại để chữa táo bón, kiết lỵ cấp tính, đau bụng, da vàng. Dùng ngoài để chữa lở ngứa bằng cách nấu đặc rửa. Liều dùng từ 10- 20g lá khô hoặc 20-40g lá tươi, sắc uống mỗi ngày.

Tại châu Âu, cây lộc mại được dùng làm thuốc tẩy cho phụ nữ có thai và làm cho cạn sữa. Châu Âu dùng dưới dạng thuốc thụt: Trẻ em từ 10 đến 40g, người lớn từ 30-60g. Có khi dùng sắc 20g với một lít nước để thụt.

Bài thuốc từ cây lộc mại: Dùng dịch ép lá lộc mại tươi 30ml trộn đều với mật ong 30g, sau đó đun sôi. Lọc bỏ bã uống trong ngày để làm thuốc nhuận tẩy, thông mật.

cây lộc mại
Hình ảnh lá cây lộc mại dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền

2. Độc tính của cây lộc mại

Nếu dùng lá cây lộc mại với số lượng lớn có thể gây ngộ độc. Các biểu hiện thường gặp sau khi ngộ độc lá lộc mại đó là:

Khi bị ngộ độc lá cây lộc mại, cần dùng thuốc nhuận để tống hết chất độc ra, thuốc kích thích chung toàn thân.

Tóm lại cây lộc mại là loại thảo dược có độc tính cao, do đó trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để việc sử dụng mang đến kết quả tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan