Công dụng của cây mắc nưa

Cây mắc nưa có tác dụng gì? Đây là thắc mắc của không ít người về loại cây này. Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây mắc nưa là trị bệnh giun sán. Bài viết giới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của cây mắc nưa.

1. Cây mắc nưa là gì?

1.1. Đặc điểm của cây mắc nưa

Cây mắc nưa có tên khoa học là Diospyros mollis Griff. Trong dân gian, còn gọi cây mắc nưa với một số tên gọi khác như mắc nưa, mắc nưa, Mac leua. Tên tiếng Trung: 柿油樹

Loại cây này thuộc họ Thị (Ebenaceae) đây là một họ thực vật có hoa, nó bao gồm các loài cây như hồng, thị, cậy, mun. Họ này có khoảng 548-768 loài, cây gỗ và cây bụi thuộc các chi là Diospyros, Euclea, Lissocarpa và Royena. Các loài phần lớn là cây thường xanh và có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới hay cận nhiệt đới, với chỉ một ít các loài cây lá sớm rụng có nguồn gốc ở khu vực ôn đới. Chi Diospyros chứa khoảng 450-500 loài và có sự phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất về các loài trong khu vực Indomalaya. Chi Euclea chứa 20 loài, có nguồn gốc ở châu Phi, quần đảo Comoro, khu vực bán đảo Ả Rập. Đài hoa bền vững trên quả là đặc trưng của họ này.

Hoa của cây là hoa đơn tính, kích thước nhỏ, màu sắc vàng nhạt. Với hoa đực và hoa cái riêng biệt, trong đó hoa đực sẽ mọc thành xim ngăn, có phủ lông, mỗi cụm có ít hoa, chỉ từ 1 đến 3 hoa. Hoa cái sẽ mọc đơn độc ở nách lá.

Quá của cây mắc nưa có màu xanh tươi khi còn non, về sau sẽ ngả dần sang xanh đậm hay màu vàng hồng. Hình dạng quả là hình cầu, mỗi cây mắc nưa sẽ có khoảng 100 - 500kg quả mỗi năm, mỗi quả sẽ chứa khoảng 3 – 6 hạt.

1.2. Thu hoạch và chế biến cây mắc nưa

Quả cây mắc nưa được thu hoạch tươi ngay trên cây, có thể đem quả phơi khô để bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên hiện nay, đa số sẽ sử dụng quả mắc nưa tươi để dễ sắc thuốc chữa bệnh. Để phát huy tối đa tác dụng của loại quả này cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, để xa các hoạt chất khác để tránh lây nhiễm chéo.

cây mắc nưa
Quả cây mắc nưa được thu hoạch tươi ngay trên cây

1.3. Thành phần hóa học

Trong quả mắc nưa có hợp chất hydroquinon, tanin (khoảng 10% tanin catechic), hợp chất sterolic, axit hữu cơ, men invectin và men emunsin, không có men oxydaza, cũng không có ancaloit và ilavon.

Trong môi trường axit, người ta đã dùng ete chiết được từ quả mặc nưa một chất hydroquinon, kết tình hình kim trắng nhạt trong cồn 30°, độ nóng chảy 250-2510C, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ (trừ ête và dầu hỏa).

Dưới bóng đèn huỳnh quang phát ra tia tử ngoại thì cho màu xanh tím. Chính vì lý do đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề nghị gọi chất này là diospyroquinon có những hằng số và tính chất khác với những dẫn xuất dimetyl paranaphtoquinon đã biết. Dẫn xuất axetyl của diospyron kết tinh trong cồn 80° dưới dạng khối trắng nhạt, độ chảy 218°C.

cây mắc nưa
Cây mắc nưa có tác dụng trừ giun sán

2. Cây mắc nưa có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu thì cây mắc nưa chứa hàm lượng độc tố rất thấp, hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe con người. Tác dụng chính của loại quả này là trừ giun sán, theo đúng như các bài thuốc dân gian truyền tay nhau. Các nhà khoa học cho rằng, sở dĩ cây mắc nưa có tác dụng điều trị giun sán chính là do chất diospyron có trong loại quả của cây. Bên cạnh đó, cây mác nưa còn được dùng như một loại kháng sinh với hoạt tính nhẹ.

Phương thuốc trị giun sán từ quả của cây mắc nưa đã được nhân dân ta thời xưa áp dụng và đem lại hiệu quả điều trị bất ngờ. Với bài thuốc truyền tay nhau chính là mỗi ngày cho ăn 6-10 hạt. Chỉ ăn 2- 3 hôm là có thể diệt bỏ hết giun sán. Tuy nhiên phương thuốc này chỉ điều trị với các trường hợp nhiễm giun sán nhẹ nhàng, chưa có biến chứng. Đối với các trường hợp nặng nề hơn, đặc biệt khi có các biến chứng tại những cơ quan thì nên đi khám ngay để được điều trị đúng cách.

Trong quá trình điều trị cần chú ý theo dõi các triệu chứng xem bệnh tình có được cải thiện chưa. Tránh dùng hạt cây mắc nưa quá lâu. Nếu không hiệu quả cần chuyển sang phương thức điều trị khác.

Bên cạnh điều trị dứt điểm thì cần phải có các biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng nhiễm lại bệnh lý này. Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:

  • Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.
  • Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
  • Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
  • Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan