Cỏ bấc đèn có tác dụng gì?

Cỏ bấc đèn có tên khoa học là Juncus effuses L, thường được gọi là cây Bấc, Tim bấc, Đăng tâm thảo. Dược liệu từ cây cỏ bấc đèn có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh tâm, giáng hỏa, lợi thủy, thông lâm.

1. Đặc điểm cây cỏ bấc đèn

Cây cỏ bấc đèn là cây thảo thường xanh sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,5m đến 1 m. Thân cây tròn cứng và mọc thành cụm dày. Hoa bấc đèn mọc ở giữa thân, phân nhánh xếp thành hình cầu gồm rất nhiều hoa, có màu lục nhạt. Quả bấc đèn có nang chứa nhiều hạt nhỏ. Thông thường cây cỏ bấc đèn ra hoa và kết quả vào tầm từ tháng 3 đến tháng 7 trong năm.

Trên thế giới hiện có hơn 50 loài cỏ bấc đèn khác nhau, hầu hết là những loài cỏ sống nhiều năm và phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Riêng ở Việt Nam có 4 loài, trong đó Juncus effuses L. được dùng để bào chế thuốc. Cây cỏ bấc đèn có khả năng mọc vươn theo mức nước bị ngập nên hầu như có mặt ở hầu hết các tỉnh, từ vùng ven biển đến trung du và cả vùng núi của nước ta.

Bộ phận dùng để làm dược liệu là lõi thân hay còn gọi là ruột bấc. Lõi bấc đèn sau khi thu hoạch đã phơi khô thì được gọi là đăng tâm thảo.

Thông thường cây bấc đèn được thu hoạch vào khoảng độ tháng 9 và tháng 10. Cây cỏ bấc đèn sau khi thu hoạch về thì được rạch dọc thân để lấy lõi và bó thành từng bó rồi phơi hay sấy khô để dùng.

2. Công dụng và liều dùng của cây cỏ bấc đèn

Thành phần hóa học trong cây cỏ bấc đèn bao gồm methyl pentosan, araban, phlobaphen, xylan,...

Theo đông y, đăng tâm thảo có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, vào các kinh tâm, phế, tiểu trường nên có tác dụng lợi tiểu, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm. Có thể dùng để điều trị các chứng mất ngủ, thủy thũng, đau họng (hầu tỳ), nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, viêm họng, ho, sốt cao,... Ngoài ra, cỏ bấc đèn còn có tác dụng hạ sốt, chữa tâm phiền, tim hồi hộp, khó ngủ, lợi tiểu, tiêu phù thũng, vàng da, miệng lưỡi lở loét.

Tuy nhiên, cây cỏ bấc đèn có tính hàn nên không dùng cho người người trúng hàn hoặc tiểu tiện không kiểm soát. Không nên dùng cây cỏ bấc đèn để điều trị trong thời gian dài. Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng đăng tâm thảo ở dạng tán bột hoặc dạng sắc uống là 1g đến 2g/ ngày.

3. Một số bài thuốc có chứa dược liệu từ cây cỏ bấc đèn

  • Bài thuốc chữa chứng phù thũng, tiểu tiện ít và ăn ngủ kém
  • Bài thuốc trị miệng khát và tâm phiền
  • Bài thuốc trị tiểu gắt và tiểu đỏ
  • Bài thuốc trị chứng lậu gây tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt
  • Bài thuốc trị chứng khó ngủ
  • Bài thuốc trị các chứng rối loạn tiểu tiện
  • Bài thuốc trị chứng phù do tim
  • Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị hô mê và nói sảng do sốt cao
  • Bài thuốc trị chứng thấp nhiệt hạ chú gây nhiệt lâm, huyết lâm
  • Bài thuốc trị chứng cao lâm (tiểu ra dưỡng chất)
  • Bài thuốc trị người bồn chồn, phát nóng, chân tay vật vã
  • Bài thuốc trị bệnh viêm amidan và viêm họng mãn tính
  • Bài thuốc trị thấp nhiệt bàng quang
  • Bài thuốc trị tiêu chảy
  • Bài thuốc trị trẻ em bị hay khóc về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản
  • Bài thuốc trị viêm màng tiếp hợp cấp
  • Bài thuốc trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can
  • Bài thuốc trị tiểu không thông, tiểu bí, nhiệt ở thượng tiêu
  • Bài thuốc trị chứng lạnh bụng, chướng hơi, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính

Các bài thuốc từ cỏ bấc đèn có độ an toàn cao nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên dược liệu có tính hàn nên cần sử dụng với liều lượng và tần suất thích hợp và nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ đông y trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

877 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan