Hội nghị khoa học quốc tế VCGT lần 6 - Chủ đề "Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?"


Sáng ngày 31.10.2023 tại Trung tâm Almaz, Long Biên, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec (VRISG) phối hợp với Hội Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế VCGT lần thứ 6 với chủ đề “Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?”.

Đại biểu tham gia Hội nghị

Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và các chuyên gia hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực y sinh học đến từ Đức, Ý, Mỹ, Thụy Điển, Đài Loan. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu là các cán bộ làm việc trong lĩnh vực y sinh học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, công ty ....trên cả nước.Hội nghị VCGT 2023 tập trung chia sẻ ý tưởng và thảo luận kết quả nghiên cứu đột phá trong các chủ đề đang được giới y khoa và cộng đồng đang rất quan tâm như liệu pháp tế bào CAR-T và ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư, các bệnh huyết sắc tố do đột biến gen, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ghép tế bào gốc trung mô cho các bệnh lão suy, tự kỷ, ....Hội nghị được tổ chức thành công với những bài giảng có hàm lượng khoa học cao đã mở ra những hy vọng về các phương pháp điều trị mới, hiệu quả cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh khó và nan y. Đồng thời, mở rộng được các mối quan hệ hợp tác, nâng cao thương hiệu viện nghiên cứu với cộng đồng khoa học quốc tế và trong nước, xây dựng được các ý tưởng nghiên cứu mới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các chuyên gia báo cáo nổi bật về y học tái tạo như liệu pháp tế bào gốc trung mô điều trị tắc nghẽn phổi mạn tính, ứng dụng thể tiết ngoại bào và huyết tương giàu tiểu cầu trong chống lão hoá và điều trị bệnh.

Đặc biệt vấn đề Liệu pháp tế bào CAR-T điều trị ung thư huyết học đã được các chuyên gia đặc biệt quan tâm bởi đây là một trong những điểm sáng trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong năm 2023 của Vinmec, kéo dài đến hết năm 2025. Đây là một dự án trọng điểm của Hệ thống Y tế Vinmec nhằm ứng dụng một trong những công nghệ hàng đầu trong điều trị ung thư cho người bệnh ở Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 4 bệnh nhân sử dụng liệu pháp tế bào CAR-T trong đó, có 3 bệnh nhân bạch cầu cấp và 1 bệnh nhân ung thư hạch.

Tại Hội nghị, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec cho hay kết quả sau điều trị của bệnh nhân rất khả quan. Có 3 trường hợp đã lui bệnh hoàn toàn và được ra viện, 1 bệnh nhân đang được điều trị và theo dõi. Dự kiến đến hết năm 2023, đề tài sẽ điều trị cho 8 người trong số 16 bệnh nhân dự kiến được truyền tế bào CAR-T, đạt 50% tiến độ.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm nhấn mạnh việc ứng dụng thành công liệu pháp CAR-T tại Vinmec đang mở ra cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư bạch cầu cấp hoặc ung thư hạch không đáp ứng với các phác đồ điều trị thường quy. Trên thế giới chỉ có ít trung tâm làm chủ được công nghệ này. Việc triển khai liệu pháp đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về cả nhân lực và vật lực. Vinmec là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam và một trong những đơn vị hàng đầu tại Đông Nam Á thực hiện dự án này.

GS.TS.BS Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec
GS.TS.BS Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec


Giáo sư Jacek Toporski - Cố vấn cao cấp cao, Trung tâm Cấy ghép tế bào gốc đồng loài và Liệu pháp tế bào (CAS-T), Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển) đánh giá đến nay trong lĩnh vực liệu pháp miễn dịch với tế bào CAR-T gần như Việt Nam đã bắt kịp với những tiến bộ của Thế giới, vì Việt Nam đã đi thẳng vào ứng dụng mang lại hiệu quả thực tiễn cho bệnh nhân

Giáo sư Jacek Toporski - Cố vấn cao cấp cao, Trung tâm Cấy ghép tế bào gốc đồng loài và Liệu pháp tế bào (CAS-T), Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển)
Giáo sư Jacek Toporski - Cố vấn cao cấp cao, Trung tâm Cấy ghép tế bào gốc đồng loài và Liệu pháp tế bào (CAS-T), Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển)

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng tập trung thảo luận về vấn đề quan trọng khác của liệu pháp ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh. Viện nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec sẽ khởi động dự án chỉnh sửa gene điều trị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) trong tháng 11.2023. Dự án do quỹ VINIF tài trợ.

Thảo luận về chủ đề này, Giáo sư Fulvio Porta, Trưởng khoa Ung thư Nhi và Đơn vị ghép tủy, Bệnh viện Nhi Brescia, Ý, chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này đã chia sẻ kết quả Ghép tế bào gốc tạo máu cho các bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh tại một số trung tâm lớn trên thế giới. Hiện Vinmec đang thảo luận mời Giáo sư Fulvio Porta làm cố vấn chuyên môn để triển khai liệu pháp này tại Vinmec.

Giáo sư Fulvio Porta, Trưởng khoa Ung thư Nhi và Đơn vị ghép tủy, Bệnh viện Nhi Brescia, Ý
Giáo sư Fulvio Porta, Trưởng khoa Ung thư Nhi và Đơn vị ghép tủy, Bệnh viện Nhi Brescia, Ý


Giáo sư Rupert Handgretinger, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Bệnh viện Đại học Tübingen (Đức) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình (Bệnh viện Nhi Trung ương) có các báo cáo để Hội nghị có thể tìm hiểu những tiến bộ nhất thế giới về ghép tế bào gốc tạo máu bán hòa hợp HLA để đưa vào Việt Nam.

gs


Bên cạnh các báo cáo khoa học về các liệu pháp tế bào gốc và công nghệ gen, Hội nghị còn có sự tham gia thuyết trình của GS. David Bangberg – Hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Khoa học sức khỏe, Trường ĐH VinUni. GS David Bangberg đã có bài giảng rất hay và chuyên nghiệp về Phương pháp viết một bài báo khoa học để đăng tạp chí quốc tế uy tín. Bài giảng đặc biệt thu hút sự chú ý của các cán bộ khoa học trẻ tại Hội nghị.

GS. David Bangberg – Hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Khoa học sức khỏe, Trường ĐH VinUni.
GS. David Bangberg – Hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Khoa học sức khỏe, Trường ĐH VinUni.


Ø Tổng kết:

  • Hội nghị "Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?" được tổ chức đã mở ra những hy vọng về các phương pháp điều trị mới, hiệu quả cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh khó và nan y.
  • Đây cũng là một diễn đàn thường niên nhằm giới thiệu, thảo luận và trao đổi những thông tin cập nhật về lợi thế và thử thách trong nghiên cứu liệu pháp tế bào và gene, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp tế bào và gen tại Vinmec và Việt Nam.
  • Hội nghị là dịp khẳng định vai trò tiên phong của y hiệu Vinmec trong ứng dụng liệu pháp tế bào và gen trong điều trị tại Việt Nam, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác trong nước và quốc tế.
  • Đối với y khoa Việt Nam, Hội nghị là dịp mở rộng được các mối quan hệ hợp tác, nâng cao thương hiệu viện nghiên cứu với cộng đồng khoa học quốc tế và trong nước, xây dựng được các ý tưởng nghiên cứu mới.
  • Hội nghị đã thu hút được báo giới đến tham dự và đưa tin. Thông tin đăng tải trên gần 15 báo điện tử uy tín. Trong đó, các bài viết được đăng tải ở các vị trí Trang chủ và nổi bật Top mục Sức khỏe trên các báo điện tử hàng đầu (Nhân dân, Dân Trí, Vietnamplus...) và các báo khối Y tế, sức khỏe, gia đình (Sức khỏe đời sống, Gia đình VN....)

Một số hình ảnh nổi bật trong Hội nghị

3

2

3

4

3

4

5

6

7

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec