Các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec

I. Các đề tài đã kết thúc

  1. Đánh giá kết quả điều trị tự kỷ bằng phương pháp ghép tế bào đơn nhân tuỷ xương tự thân phối hợp với giáo dục – phục hồi chức năng”, được Bộ Y tế chứng nhận hoàn thành và nghiệm thu theo giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm lâm sàng số 01/CN – K2ĐT ngày 02 tháng 1 năm 2020.
  2. Đề tài cấp nhà nước được nghiệm thu vào tháng 09/2018 “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị bại não ở trẻ em” mã số: ĐLĐL.CN-33/15 và được cấp giấy chứng nhận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế số 08/CN-K2ĐT ngày 08/08/2019
  3. Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, đơn nhóm, đánh giá an toàn và hiệu quả của liệu pháp ứng dụng tế bào gốc trung mô từ mô mỡ điều trị suy giảm nội tiết tố sinh dục sớm ở đối tượng trung niên
  4. Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, đơn nhóm, đánh giá an toàn và hiệu quả của liệu pháp ứng dụng tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương trong điều trị đái tháo đường típ 2
  5. Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán bệnh ứ mật trong gan ở trẻ sơ sinh gồm bệnh ứ mật trong gan tiến triển có tính gia đình và bệnh ứ mật trong gan lành tính tái phát
  6. Thử nghiệm quy trình kỹ thuật dịch vụ mới: Thành lập ngân hàng màng ối và thử nghiệm lâm sàng đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp ghép màng ối cho bệnh nhân bị tổn thương bề mặt nhãn cầu.
  7. Đánh giá tình an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân nhiễm COVID 19 bằng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục.
  8. Dự án Bigdata
  9. Dự án xét nghiệm DNA-Xác định danh tính liệt sĩ
  10. Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, đơn nhóm: đánh giá tính an toàn ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn trong điều trị loạn sản phế quản phổi
  11. Phân tích mối tương quan giữa Cytokine dịch não tủy và hiệu quả điều trị ở những trẻ rối loạn phổ tự kỷ sau ghép tế bào đơn nhân tủy xương tự thân
  12. Phát triển kĩ thuật xét nghiệm gen chẩn đoán bệnh động kinh kháng thuốc bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới
  13. Phát triển kĩ thuật xét nghiệm hệ gen để chẩn đoán các bệnh tim mạch do di truyền

II. Các đề tài đang triển khai

1. Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn (VICELL 1) điều trị suy giảm nội tiết tố sinh dục ở nam giới: Thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên bắt chéo pha I/II

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Đánh giá tính an toàn của truyền TBGTMDR cho nam giới suy giảm nội tiết tố sinh dục xét trên tần suất xuất hiện và mức độ nặng của các biến cố bất lợi (AE) và biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) và trên nồng độ hormone Testosterone và chất lượng cuộc sống tình dục (CLCSTD) thông qua các bảng đánh giá.
  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân nam giới tuổi từ 50 đến 70 tuổi có các biểu hiện giảm ham muốn tình dục và giá trị xét nghiệm Testosterone ≤ 12 nMol/L
  • Thời gian nghiên cứu: Từ 04/2022 đến 06/2024

2. Nghiên cứu điều trị một số bệnh và nâng cao sức khỏe/trẻ hóa bằng sản phẩm chế tiết từ Tế bào gốc được nuôi cấy trong môi trường oxy sinh lý cho 3 mặt bệnh: chấn thương tủy sống, xơ phổi, suy giảm trí nhớ ở tuổi trung niên – giai đoạn 1 trên mô hình động vật

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Xây dựng quy trình nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ dây rốn, mô mỡ trong môi trường oxy sinh lý, thu hoạch thể tiết ngoại bào và đánh giá tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm điều trị chấn thương tuỷ sống, xơ phổi và suy giảm trí nhớ trên mô hình động vật
  • Đối tượng nghiên cứu: TBGTM từ dây rốn và mô mỡ được nuôi cấy trong môi trường oxy sinh lý trên mô hình động vật: chuột cống trắng và thỏ
  • Thời gian nghiên cứu: Từ 01/04/2022 đến 31/12/2022

3. Đánh giá kết quả điều trị tự kỷ bằng phương pháp truyền tế bào đơn nhân từ tủy xương tự thân phối hợp với giáo dục - phục hồi chức năng: Thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Đánh giá, so sánh kết quá cải thiện ở nhóm bệnh nhân tự kỷ truyền TBĐNTX tự thân phối hợp giáo dục – phục hồi chức năng và nhóm bệnh nhân chỉ được can thiệp giáo dục – phục hồi chức năng xét trên sự thay đổi về mức độ nặng của bệnh, tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi thích ứng, kỹ năng sống, tăng động và hành vi lặp lại bằng các công cụ đánh giá
  • Đối tượng nghiên cứu: 54 Trẻ cả nam và nữ được chẩn đoán xác định là Rối loạn phổ tự kỷ(Autism Spectrum Disorder) theo tiêu chuẩn Chẩn đoán tự kỷ của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ DSM –5
  • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2021 đến hết tháng 07/2023

4. Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn (VICELL 1) trong việc điều trị hội chứng suy giảm sức khoẻ ở người cao tuổi: Thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Đánh giá sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các biến cố bất lợi (AE) và biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) liên quan đến ghép TBGTMDR trong quá trình ghép và trong 09 tháng sau ghép lần đầu
  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm sức khỏe
  • Thời gian nghiên cứu: 06/2021 đến 11/2022

5. Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ghép cặp: Đánh giá an toàn và hiệu quả ghép tế bào gốc đơn nhân tự thân từ tủy xương trong điều trị di chứng thần kinh sau chấn thương sọ não

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả liệu pháp ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương điều trị di chứng thần kinh sau chấn thương sọ não
  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán bị di chứng thần kinh sau chấn thương sọ não
  • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2019 đến hết tháng 08/2021.

6. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng: Đánh giá kết quả ghép tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương trong điều trị đột quỵ

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả liệu pháp ghép tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ
  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ
  • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2019 đến hết tháng 05/2022.

7. Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ghép cặp: Đánh giá an toàn và hiệu quả của ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn (VICELL 1) cho bệnh nhân COPD

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Đánh giá an toàn và hiệu quả của liệu pháp ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn (gọi tắt là VICELL 1) trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT).
  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT xác định dựa vào:
    • Triệu chứng lâm sàng, tiền sử có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.
    • Kết quả đo chức năng thông khí phổi: Rối loạn thông khí tắc nghẽn (FEV1/FVC <0.7 sau test phục hồi phế quản)
  • Thời gian nghiên cứu: 08/2019 đến 02/2022

8. Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, đơn nhóm, đánh giá an toàn của liệu pháp ứng dụng tế bào gốc trung mô mô mỡ GXIPC1 trong điều trị đái tháo đường tuýp 1

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: Theo dõi tần suất xuất hiện và mức độ nặng của các biến cố bất lợi (AE), biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) có liên quan đến phương pháp ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ (GXIPC1) trong điều trị đái tháo đường tuýp 1
  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 (theo hướng dẫn của BYT Số: 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020)
  • Thời gian nghiên cứu: Từ 05/2021 đến 05/2023

9. Dự án sản xuất sinh phẩm thuốc tế bào gốc trung mô từ dây rốn Vicell-1

  • Mục tiêu nghiên cứu/Kết quả dự kiến: tạo ra một ngân hàng Tế bào gốc trung mô từ dây rốn (TBGTM Vicell 1), phát triển và xây dựng một quy trình sản xuất tuân theo khái niệm QbD – Chất lượng theo thiết kế (Quality by Design concept) và tuân theo tiêu chuẩn GMP.
  • Để đạt được mục đích này, những mục tiêu cụ thể sau được đặt ra:
    • Sàng lọc từ 4 đến 6 dòng TBGTM dây rốn từ ngân hàng TBGTM dây rốn để tạo ra ngân hàng lưu trữ gốc (Master Bank) và ngân hàng sản xuất (Working Bank) Vicell 1, phục vụ cho quy trình sản xuất tế bào.
    • Thiết lập quy trình sản xuất Vicell 1 thủ công.
    • Lựa chọn và xây dựng hệ thống nuôi cấy tế bào quy mô lớn cho Vicell 1.
    • Đánh giá sản phẩm Vicell 1 trong quá trình sản xuất, bao gồm đánh giá đầy đủ tính chất tế bào gốc (khả năng tăng sinh, hình thái tế bào, độ bền vật chất di truyền, đặc trưng phân tử TBGTM, khả năng biệt hóa, v.v.) và các tính chất liên quan đến tiềm năng ứng dụng lâm sàng (chức năng điều hòa miễn dịch, khả năng tiết yếu tố kích thích tăng trưởng và các cytokine).
    • Ứng dụng sản phẩm tế bào gốc Vicell-1 trong điều trị thoái hóa khớp gối, xơ gan ở trẻ em và bại não
  • Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm tế bào gốc trung mô từ dây rốn Vicell-1.
  • Thời gian nghiên cứu: 1/2021 - 12/2022

10. Nghiên cứu tách chiết và đánh giá hoạt tính sinh học của thể tiết ngoại bào từ các loại tế bào gốc trung mô

  • Kết quả dự kiến: Đánh giá được thành phần sinh học phân tử trong thể tiết ngoại bào (EV) tiết từ tế bào gốc trung mô dây rốn
    • Hồ sơ thành phần protein có trong EV
    • Lựa chọn được dòng EV có tiềm năng điều trị trẻ hóa da, điều trị vết thương
  • Mục tiêu nghiên cứu Lựa chọn được dòng EV có tiềm năng điều trị thoái hóa khớp
  • Đối tượng nghiên cứu: Thể tiết ngoại bào (EV) tiết từ tế bào gốc trung mô dây rốn
  • Thời gian nghiên cứu: 9/2019 – 3/2022

Nghiên cứu điều trị bệnh xơ gan bằng phương pháp ghép tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn

  • Mục tiêu nghiên cứu:
    • Tạo nguồn tế bào gốc trung mô từ dây rốn trẻ sơ sinh để cấy ghép đồng loài trong điều trị bệnh xơ gan
    • Đánh giá tinh an toàn và hiệu quả điều trị bệnh xơ gan bằng tế bào gốc trung mô từ dây rốn trẻ sơ sinh tại Hà Nội
  • Đối tượng nghiên cứu: các bệnh nhân xơ gan do rượu/virus thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn của đề tài
  • Thời gian nghiên cứu: 10/2020 – 9/2022
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec