Chất điện giải là gì? Vai trò và cách bổ sung chất điện giải

Chất điện giải là gì?

Chất điện giải là những chất dịch khoáng như Natri, Kali, Canxi, Magie, Clo, Phosphate, bicarbonate…có thể hòa tan trong các dịch cơ thể tạo ra các ion tích điện, một số ion sẽ tích điện dương và một số ion tích điện âm.

Các chất điện giải có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động cơ và các quá trình khác diễn ra trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả hơn.

Công dụng

Các chất điện giải rất cần thiết với cơ thể vì nhờ có chúng mà các tế bào (đặc biệt là các tế bào thần kinh, tim và cơ) có thể duy trì năng lượng, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên mỗi chất điện giải lại có những chức năng, vai trò riêng:

  • Natri: Là nguyên tố chủ yếu của dịch ngoài tế bào, có vai trò quan trọng trong việc duy trì thẩm thấu dịch, kích thích dẫn truyền thần kinh, giúp cân bằng độ pH và bảo vệ cơ thể khỏi sự mất dịch. 

  • Kali: Kali chiếm tỉ lệ lớn trong dịch nội bào, giúp điều chỉnh các chất cân bằng điện giải, giúp cơ co thắt và để điều chỉnh chức năng bình thường của não và thần kinh. Ở tế bào kali có nhiệm vụ quan trọng là cân bằng lượng axit, áp suất thẩm thấu và giữ lại nước cho tế bào. Mặt khác, Kali còn phối hợp với natri để duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và tim, giúp kiểm soát ổn định nhịp tim.

  • Magie: Magie là lượng chất giúp điều chỉnh nồng độ chất khuếch tán, lipid và protein trong cơ thể, cũng là nguyên tố đảm bảo cho quá trình co cơ và dẫn truyền thần kinh diễn ra hiệu quả. 

  • Canxi: Là chất điện giải quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các enzym, giữ vai trò quan trọng trong cấu tạo hệ xương, đảm bảo quá trình đông máu và hoạt động của các hệ cơ.

Các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng cho tế bào và các mô trong cơ thể, giúp điều hòa chức năng tim và thần kinh, phân phối oxy, cân bằng axit-bazo trong cơ thể. Trong trường hợp chất điện giải bị thải ra ngoài mồ hôi, tiểu tiện, cần phải nhanh chóng bổ sung để giữ nồng độ chất điện giải ổn định và cân bằng.

Mất cân bằng điện giải

Mất cân bằng điện giải (rối loạn điện giải) là biểu hiện bất thường trong nồng độ chất điện giải của cơ thể. Các rối loạn điện giải nghiêm trọng nhất thường diễn ra liên đến nồng độ natri, kali hoặc canxi hơn là các vi chất khác.

  • Nguyên nhân: Chất điện giải có thể mất đi khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi khi sốt cao, vận động, tập thể dục thể thao hoặc gặp các bệnh lý gây tiêu chảy, nôn mửa, mất nước…Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc nhuận tràng mãn tính hoặc viêm dạ dày ruột cũng có thể dẫn đến rối loạn điện giải cùng mất nước. Những người bị chứng rối loạn ăn uống, chán ăn cũng có nguy cơ cao bị mất cân bằng điện giải.

  • Dấu hiệu: Nếu cơ thể mất đi quá nhiều các chất điện giải, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như suy kiệt, mệt mỏi, ngứa ngáy, yếu cơ, bụng chướng, nhịp tim tăng giảm thất thường, nôn mửa, co giật thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì những biểu hiện nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt như trên mà việc bổ sung, giữ cân bằng chất điện giải trong cơ thể là vô cùng cấp thiết và đáng lưu ý. Việc đánh giá, định lượng nồng độ ion điện giải cũng rất quan trọng để xác định phương hướng điều trị đối với các bệnh nhân bị rối loạn điện giải.

Những vấn đề cần lưu ý

Cách bổ sung chất điện giải cho cơ thể

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để cân bằng lượng chất điện giải trong cơ thể là thông qua đường ăn uống, tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên. Các loại thực phẩm tươi, đa dạng là nguồn bổ sung các chất điện giải cũng như các vitamin và hợp chất quan trọng khác.

Các chất điện giải cần được tăng cường bổ sung trong các bệnh lý như tiêu chảy cấp, nôn mửa, kiệt sức do nhiệt độ cao, ra mồ hôi nhiều hay các vận động viên tập luyện với cường độ cao. Dưới đây là danh sách các thực phẩm có thể sử dụng để bổ sung đủ chất điện giải cho cơ thể:

  • Thực phẩm bổ sung Natri 

Nhiều người thường không muốn nạp nhiều natri vào cơ thể, tuy nhiên trên thực tế đây lại là chất điện giải bị hao hụt nhiều nhất. Cơ thể thường mất natri thông qua việc đổ mồ hôi khi luyện tập, sốt cao; qua việc tiểu tiện, đại tiện khi bị tiêu chảy, rối loạn đường ruột. Nguồn bổ sung natri tốt nhất đến từ thức ăn và nước uống. Các thực phẩm giàu natri nhiều nhất là nước dừa, socola, bơ đậu phộng, dầu oliu, dưa muối, bắp cải muối. 

Các vận động viên thường xuyên luyện tập có thể tự bổ sung natri thông qua các món ăn có thêm muối, ăn nhẹ socola sữa, bánh mì tròn với bơ đậu phộng để bù lại lượng natri đã mất sau thời gian vất vả tập luyện.

  • Thực phẩm giàu Kali

Vi chất kali được dung nạp vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống. Lượng kali có thể tăng giảm do cơ chế điều tiết của thận, ngộ độc nicotin, thuốc ngủ hoặc thiểu năng thận. Kali là vi khoáng cần thiết trong nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng, lại chịu sự đào thải của thận nên cần bổ sung bằng phương pháp tự nhiên, chú ý bảo vệ thận khỏe mạnh.

Kali có nhiều trong hoa quả như chuối, cam, dưa, mận nho, các loại rau củ như cải xoăn, khoai lang, khoai tây. Đây đều là những thực phẩm dễ tìm và dễ kết hợp trong chế độ ăn hàng ngày của gia đình.

  • Thực phẩm giàu canxi

Tương tự các vi khoáng khác canxi được cung cấp tự nhiên vào cơ thể thông qua ăn uống, tiêu thụ sữa, các chế phẩm từ sữa và thủy sản. Ngoài ra có thể tăng cường bổ sung chất điện giải giàu canxi  từ trứng, cá mòi, bông cải xanh, súp lơ.

Khi cơ thể bị thiếu canxi, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như ngứa râm ran ở bàn chân, ngón tay, môi, lưỡi hoặc nặng hơn là co giật, rối loạn nhịp tim.

  • Thực phẩm giàu Photpho

Photpho chiếm 1% khối lượng cơ thể dưới dạng hợp chất vô cơ, cùng với canxi có vai trò cấu tạo nên xương, răng và các tế bào. Biểu hiện của nguồn photpho trong cơ thể không ổn định là ngứa ngáy, yếu cơ, tuần hoàn kém, rối loạn nhịp tim.

Để duy trì lượng photpho cần lưu ý các thực phẩm như sữa chua, trứng, thịt, cá, các loại đậu và hạt (hướng dương, hạnh nhân…). Ngoài ra thịt chế biến sẵn hoặc thịt đóng hộp cũng là nguồn cung bổ sung photpho rất tốt bởi đây là thành phần khá phổ biến trong các chất bảo quản và tạo hương vị.

  • Thực phẩm giàu Magie

Biểu hiện rõ nhất của thiếu magie là mệt mỏi, lừ đừ, cơ thể suy kiệt. Thiếu magie có thể do thói quen ăn uống kém, uống nhiều rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm axit dạ dày trong thời gian dài. Có thể bổ sung magie bằng cách ăn cá, các loại hạt, các loại đậu khô, ngũ cốc có màu tối; rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, cải xanh, mồng tơi...Mỗi ngày cơ thể con người cần lượng Magie trung bình là 350 - 400gram.

  • Nước điện giải ion Kiềm

Nước điện giải Ion kiềm (Alkaline i-ionized water) còn được gọi chung là nước uống điện giải, được áp dụng công nghệ điện phân tách nước thành các ion H+ và OH- tốt cho sức khỏe. Nước điện giải ion kiềm còn giàu các chất điện giải như: Natri, canxi, kali, clo, magie, photpho v.v…giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, điều tiết hoạt động của các cơ quan và duy trì sự vận động của cơ thể. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nước ion kiềm rất tốt trong việc duy trì, bảo vệ và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc sử dụng nước ion kiềm trong thức ăn uống sinh hoạt hàng ngày được xem lối sống lành mạnh, tiết kiệm và an toàn, cũng được Bộ y tế công nhận và khuyên dùng.

  • Nước bù điện giải oresol

Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và chất điện giải nghiêm trọng, bệnh nhân có thể uống dung dịch pha chế như nước muối đường, nước cháo loãng, nước dừa cho đến các chế phẩm bù nước và điện giải có tên là nước biển khô hay bột oresol. Đây là loại thuốc đặc trị nhằm hỗ trợ cho các bệnh cấp tính như tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, sốt siêu vi v.v…Tuy nhiên trước khi sử dụng bệnh nhân cần chú ý kĩ về hướng dẫn sử dụng và liều dùng oresol để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.

 

Xem thêm:

Chủ đề:
Các bài viết liên quan