Ý nghĩa xét nghiệm Kali máu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Kali có vai trò quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp bao gồm cả cơ tim. Rối loạn điện giải Kali xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, xét nghiệm kali máu được bác sĩ chỉ định nhằm thăm khám tình trạng sức khỏe, từ đó có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Tổng quan về kali và các rối loạn nồng độ kali trong cơ thể

Kali là cation chủ yếu trong tế bào, nhưng chỉ 2% tổng lượng kali cơ thể là ngoài tế bào. Vì hầu hết kali trong tế bào chứa trong tế bào cơ, lượng kali cơ thể tương đương với khối lượng cơ thể không chứa mỡ.

Kali là yếu tố chính quyết định tính thẩm thấu trong tế bào. Tỷ lệ giữa nồng độ kali trong dịch nội bào và nồng độ trong dịch ngoại bào tế bào ảnh hưởng quan trọng tới điện thế màng tế bào, vai trò quan trọng hoạt động tế bào như dẫn truyền thần kinh và co tế bào. Vì vậy, thay đổi nhỏ của nồng độ kali huyết thanh có thể có biểu hiện lâm sàng đáng kể. Nồng độ kali huyết thanh có thể quá cao (tăng kali máu) hoặc quá thấp (hạ kali máu) gây ra các triệu chứng lâm sàng từ mức độ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp không có các yếu tố chuyển dịch kali giữa trong tế bào và ngoài tế bào, nồng độ kali huyết thanh tương quan chặt chẽ với tổng lượng kali cơ thể. Một khi nồng độ nội bào và ngoại bào ổn định, sự giảm nồng độ kali huyết thanh khoảng 1 mEq/L cho biết tổng thiếu hụt kali khoảng 200 tới 400 mEq. Bệnh nhân có nồng độ kali ổn định <3 mEq /L thường có thiếu hụt kali đáng kể.

1.1.Dịch chuyển kali

Các yếu tố làm dịch chuyển kali trong hoặc ngoài tế bào gồm:

  • Nồng độ Insulin: Insulin di chuyển kali vào tế bào: nồng độ insulin cao làm giảm nồng độ kali huyết thanh. Nồng độ insulin thấp như trong đái tháo đường toan ceton gây kali di chuyển ra ngoài tế bào, đôi khi xuất hiện cả thiếu hụt tổng lượng kali cơ thể.
  • Hoạt động beta-adrenergic: Các chất đồng vận beta-adrenergic, đặc biệt đồng vận beta 2 chọn lọc, đưa kali vào trong tế bào, trong khi chẹn beta và đồng vận alpha thúc đẩy kali đi ra ngoài tế bào.
  • Tình trạng toan kiềm: Nhiễm toan chuyển hóa cấp gây kali di chuyển ra ngoài tế bào, trong khi kiềm chuyển hóa làm kali di chuyển vào tế bào. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng độ bicarbonate huyết thanh có thể quan trọng hơn sự thay đổi pH; nhiễm toan bởi tích tụ chất acid vô cơ (không khoảng trống anion, nhiễm toan tăng clo máu) có thể tăng kali huyết thanh hơn. Ngược lại, nhiễm toan chuyển hoá do sự tích tụ của axit hữu cơ (tăng khoảng trống aninon) không gây tăng kali máu. Vì vậy, tăng kali máu thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường toan ceton gây ra từ thiếu hụt insulin hơn là từ nhiễm axit. Toan và kiềm hô hấp cấp ảnh hưởng nồng độ kali huyết thanh ít hơn so với nhiễm toan kiềm chuyển hóa. Tuy nhiên, nồng độ kali huyết thanh nên luôn được phân tích trong tình trạng pH huyết thanh (và nồng độ bicarbonat).

1.2.Chuyển hóa kali

Lượng kali nhập từ chế độ ăn uống bình thường dao động 40 - 150 mEq/ngày. Ở trạng thái ổn định, lượng kali mất qua phân thường dưới 10% lượng nhập vào, 90% còn lại được bài tiết trong nước tiểu. Do đó thay đổi bài tiết kali của thận ảnh hưởng lớn tới cân bằng kali.

Khi lượng kali hấp thụ > 150 mEq/ngày, khoảng 50% lượng kali thừa xuất hiện trong nước tiểu trong vài giờ tiếp theo. Phần lớn số còn lại được chuyển vào khoang nội bào, do đó giảm thiểu sự gia tăng kali huyết thanh. Khi lượng kali nhập vào tiếp tục tăng, sự tiết aldosteron được kích thích và thận bài tiết kali tăng lên. Ngoài ra, tái hấp thu kali từ phân khi xuất hiện sự điều hòa và có thể giảm tới 50% khi thừa kali mạn tính.

Khi lượng kali nhập vào giảm, kali nội bào lại cung cấp khoảng đệm lớn cho nồng độ kali huyết thanh. Bảo tồn kali của thận triển khai tương đối chậm so với trong đáp ứng với giảm kali từ chế độ ăn và ít hiệu quả hơn so với thận bảo tồn natri. Vì vậy, thiếu kali thường là 1 vấn đề lâm sàng thường xuyên. Sự bài tiết kali qua nước tiểu khoảng 10 mEq/ngày cho thấy thận bảo tồn kali gần như tối đa và thiếu hụt kali đáng kể.

Nhiễm toan cấp làm giảm bài tiết kali, trong khi nhiễm toan mạn và nhiễm kiềm cấp tính có thể thúc đẩy bài tiết kali. Tăng chuyển natri tới ống lượn xa, cũng như xuất hiện với lượng natri nhập vào tăng hoặc lợi tiểu quai, thúc đẩy bài tiết kali.

1.3.Nồng độ kali giả

Giả hạ kali máu hoặc kali huyết thanh thấp giả tạo, đôi khi được tìm thấy khi mẫu máu từ bệnh nhân bị bệnh bạch cầu hạt mạn tính và một số lượng bạch cầu >105/μL vẫn ở nhiệt độ phòng trước khi được xử lý, vì bạch cầu bất thường trong mẫu sẽ lấy kali huyết thanh. Phòng tránh bằng cách nhanh chóng tách huyết tương hoặc huyết thanh trong các mẫu máu.

Giả tăng kali máu hoặc kali huyết thanh tăng giả tạo thường phổ biến hơn, thường xảy ra do tan máu và giải phóng kali nội bào. Để ngăn ngừa kết quả sai, nhân viên lấy máu không nên hút máu nhanh qua kim nhỏ hoặc trộn mẫu máu quá mức. Giả tăng kali cũng có thể là kết quả của số lượng tiểu cầu > 400,000/μL do phóng thích kali từ tiểu cầu trong quá trình đông máu. Trong những trường hợp này, kali huyết tương (không có hiện tượng đông máu), trái ngược với kali huyết thanh là bình thường.

2. Xét nghiệm kali máu được chỉ định khi nào?


Xét nghiệm kali máu được thực hiện khi người bệnh có dấu hiệu tăng hoặc giảm kali
Xét nghiệm kali máu được thực hiện khi người bệnh có dấu hiệu tăng hoặc giảm kali

Xét nghiệm kali máu được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bệnh nhân có biểu hiện tăng kali hoặc giảm kali máu.
  • Kiểm tra lượng kali ở những người đang được điều trị bằng thuốc như thuốc lợi tiểu ( thuốc gây mất Kali) và cho những người chạy thận (giảm tái hấp thu Kali)
  • Kiểm tra những người bị huyết áp cao có thể có vấn đề với thận hoặc tuyến thượng thận.
  • Hội chứng ly giải tế bào gây ra mức độ rất cao của một số chất điện giải, bao gồm kali.
  • Kiểm tra ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung (tổng lượng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch đến mức kali)
  • Kiểm tra xem liệu một số phương pháp điều trị ung thư đang khiến quá nhiều tế bào bị phá hủy (ly giải tế bào)

3. Ý nghĩa của xét nghiệm kali máu

Xét nghiệm kali máu là gì? Đây là xét nghiệm kiểm tra lượng kali trong máu; giúp định hướng chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn kali máu. Xét nghiệm kali máu giúp chẩn đoán tăng kali máu hay hạ kali máu để xử lý kịp thời cấp cứu đưa bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

3.1. Tăng Kali máu

Tăng Kali máu là khi lượng Kali máu tăng cao hơn mức bình thường > 5,2 mmol/l.

3.1.1 Nguyên nhân gây tăng kali máu

3.1.2 Biểu hiện lâm sàng của tăng kali máu


Một trong những biểu hiện của bệnh tăng kali máu là buồn nôn
Một trong những biểu hiện của bệnh tăng kali máu là buồn nôn

3.2. Hạ kali máu

Hạ kali máu xảy ra khi mức kali thấp hơn mức bình thường trong máu ( <3,6 ). Nồng độ kali rất thấp (dưới 2,5 mmol/L) có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.

3.2.1 Nguyên nhân gây hạ kali máu

  • Dùng thuốc lợi tiểu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh mất kali. Loại thuốc này thường được kê đơn cho những người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch.
  • Nôn, tiêu chảy hoặc kết hợp cả hai cũng có thể dẫn đến mất kali quá mức qua đường tiêu hóa.
  • Không cung cấp đủ kali trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như: Sử dụng rượu quá mức, bệnh thận mãn tính, Ketoacidosis tiểu đường, tiêu chảy, sử dụng thuốc nhuận tràng quá mức, đổ quá nhiều mồ hôi, thiếu axit folic, bệnh aldosteron nguyên phát, sử dụng kháng sinh, nôn nhiều,...

3.2.2 Các triệu chứng của hạ kali máu

  • Các triệu chứng của hạ kali máu có thể bao gồm:
  • Kiệt sức
  • Mệt mỏi
  • Chuột rút cơ bắp
  • Táo bón

Rối loạn nhịp tim là biến chứng đáng lo ngại nhất khi nồng độ kali rất thấp, đặc biệt ở những người mắc bệnh tim tiềm ẩn.

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm kali máu

Sự phá hủy các tế bào hồng cầu trong mẫu máu có thể xảy ra khi lấy máu hoặc khi nó đang được xử lý trong phòng xét nghiệm. Khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ sẽ giải phóng một lượng lớn kali và có thể gây ra giá trị cao giả. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm kali máu có thể kể đến như sau:

  • Uống bổ sung kali.
  • Dùng các loại thuốc, như kháng sinh có chứa kali (như một loại penicillin g), thuốc chống viêm không steroid (NSAID), heparin, insulin, glucose, corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc dùng để điều trị huyết áp cao và bệnh tim và cam thảo tự nhiên (Glycyrrhiza glabra).
  • Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng.
  • Nôn nặng.

Để biết chính xác tình trạng kali máu của mình là cao, thấp hay chỉ số kali máu bình thường thì bạn nên đi khám bác sĩ để được thực hiện các biện pháp chẩn đoán cần thiết và sớm có phác đồ điều trị trong trường hợp nồng độ kali máu bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe