Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Vitamin D phải trải qua một số quá trình chuyển hóa trong cơ thể trước khi cơ thể có thể sử dụng nó. Bắt đầu từ khi gan chuyển đổi vitamin D thành một hóa chất gọi được là 25-hydroxyvitamin D. Do đó, xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là cách tốt để theo dõi nồng độ vitamin D trong cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là chỉ số quan trọng để xác định tình trạng loãng xương và còi xương.
1. Tại sao cần xét nghiệm định lượng vitamin D?
Vitamin D là một tiền chất nội tiết tố steroid tan được trong chất béo, có chức năng sinh học chính là duy trì nồng độ canxi và phospho máu ở giới hạn bình thường, liên quan đến quá trình khoáng hóa xương. Vitamin D cũng ảnh hưởng đến biểu hiện của hơn 2.000 gen, bao gồm cả những gen chịu trách nhiệm về điều hòa sự tăng sinh của tế bào, sự biệt hóa tế bào, sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis) và sự tạo thành mạch. Vitamin D có các tác dụng điều hòa miễn dịch. Nhiều tình trạng bệnh lý có liên quan tới tình trạng thiếu Vitamin D.
Trong máu, vitamin D2 và D3 được gắn với protein gắn vitamin D và vận chuyển đến gan, sau đó được hydroxyl hoá tạo thành 25-hydroxylvitamin D (25-OH). Định lượng 25OH vitamin D (vitamin D3) là xét nghiệm định lượng chất chuyển hóa 25-hydroxyvitamin D - dạng lưu hành chủ yếu của Vitamin D trong cơ thể và là thông số tốt thể hiện tình trạng vitamin thực sự của cơ thể.
Xét nghiệm định lượng 25-OH Vitamin D (D3) nhằm đánh giá tình trạng thiếu hụt vitamin D để chẩn đoán còi xương, loãng xương, hoặc tình trạng dư thừa khi sử dụng bổ sung liều cao kéo dài.
Thiếu hụt vitamin D
- Bệnh loãng xương, còi xương.
- Bệnh cơ xương khớp: đau dai dẳng và không đặc hiệu.
- Bệnh tiêu hóa: bệnh Crohn, sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, phẫu thuật cắt dạ dày ảnh hưởng hấp thu vitamin D.
- Thừa cân- Béo phì.
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn.
- Người ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
- Người có biểu hiện trầm cảm hoặc thiếu năng lượng.
- Người cao tuổi (nhược cơ).
- Các bệnh lý khác: ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Alzheimer, Parkinson, động kinh,...).
Dư thừa vitamin D
- Uống Vitamin D bổ sung nhiều hơn 50 mcg (2.000 IU) mỗi ngày trong thời gian dài.
2. Thực hiện xét nghiệm như thế nào?
Bệnh nhân trước khi thực hiện xét nghiệm vitamin D cần nhịn ăn từ 4 - 8 giờ trước khi lấy máu. Sử dụng máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm.
3. Đánh giá kết quả xét nghiệm như thế nào?
Kết quả xét nghiệm vitamin D sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, phương pháp xét nghiệm được sử dụng và cách đọc kết quả của mỗi phòng xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả dựa trên sức khỏe, chế độ sinh hoạt, ăn uống, việc dùng thuốc và thực phẩm bổ sung. Điều này có nghĩa là một giá trị nằm ngoài các giá trị bình thường được liệt kê ở đây có thể vẫn bình thường.
Ngưỡng đánh giá dưới đây thường được sử dụng phổ biến:
- Thiếu vitamin D: dưới 30 nmol/L (12 ng/mL)
- Nguy cơ thiếu vitamin D: trong khoảng từ 30 nmol/L (12 ng/mL) đến 50nmol/L (20 ng/mL)
- Mức bình thường: trong khoảng từ 50 nmol/L (20 ng/mL) đến 125 nmol/L (50 ng/mL)
- Mức cao: cao hơn 125 nmol/L (50 ng/mL).
- Mức độ nhiễm độc vitamin D được ghi nhận là từ 200-250ng/mL (ít gặp).
Nếu nồng độ vitamin D thấp và có triệu chứng đau xương, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm kiểm tra mật độ xương. Nồng độ 25-hydroxy vitamin D trong máu thấp thường gặp trong trường hợp sau:
- Chế độ ăn đang thiếu vitamin D
- Ruột bị hạn chế hấp thu vitamin D
- Thiếu thời gian cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Một số bằng chứng liên quan đến việc thiếu vitamin D với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh miễn dịch và bệnh tim mạch
Nồng độ vitamin D trong máu cao thường là do uống quá nhiều thuốc vitamin và các thực phẩm chức năng bổ sung. Vitamin D liều cao có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D (hypervitaminosis D) khiến người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề về gan hoặc thận.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Bài viết tham khảo nguồn healthline.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong