Xử trí ngộ độc thuốc tê

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây tê là phương pháp vô cảm phổ biến chiếm tới hơn 50% các trường hợp trong phẫu thuật. Tuy nhiên thuốc tê cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khi đưa vào cơ thể có tỷ lệ gây ra dị ứng hay sốc phản vệ thuốc tê, nhưng cực kỳ hiếm gặp nhất là đối với nhóm Amino-Amid đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thực tế, ngộ độc thuốc tê mới chính là nguyên nhân gây ra các tai biến gặp trong phòng phẫu thuật.

1. Các triệu chứng của ngộ độc thuốc tê

Cần nghĩ ngay để ngộ độc thuốc tê trong và sau khi gây tê nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau:

Triệu chứng thần kinh trung ương:

  • Đắng miệng, tê quanh miệng, ù tai, nhìn mờ
  • Có các kích thích như nói nhảm, lú lẫn, kích động, rung hoặc co giật
  • Có các dấu hiệu ức chế như ngủ lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê hoặc ngưng thở

Triệu chứng tim mạch:


Ngộ độc thuốc tê thậm chí có thể dẫn đến ngừng tim
Ngộ độc thuốc tê thậm chí có thể dẫn đến ngừng tim

2. Chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc tê như thế nào?

Cập nhật chẩn đoán ngộ độc thuốc tê của Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam năm 2018 gồm có:

  • Có tới hơn 50% các trường hợp ngộ độc không điển hình: bệnh nhân không co giật, chỉ có triệu chứng tim mạch hoặc khởi phát chậm
  • Các trường hợp điển hình sẽ có các triệu chứng như tê quanh miệng, ù tai, kích thích, rối loạn thần kinh, lẫn lộn, co giật và hôn mê
  • Hệ tim mạch khởi đầu sẽ có tăng huyết áp, nhịp nhanh rồi lại hạ huyết áp, nhịp chậm kèm rối loạn nhịp thất, vô tâm thu
  • Hệ thần kinh trung ương có các triệu chứng như kích thích (lo lắng, khó nói, co giật), ức chế (ngủ gà, đáp ứng chậm, hôn mê) và các triệu chứng không đặc hiệu khác (vị kim loại trong miệng, tê, nhìn đôi, hoa mắt)
  • Nếu là các rối loạn sớm sẽ xuất hiện trong vòng 1 phút sau khi tiêm thuốc tê, nếu muộn sẽ rơi vào khoảng 1 giờ sau khi tiêm thuốc tê.

Bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê cần phải nghĩ tới ngộ độc thuốc tê ở bất kỳ bệnh nhân nào có thay đổi về ý thức và triệu chứng bất thường về tim mạch, thần kinh. Triệu chứng tim mạch đôi khi có thể là biểu hiện duy nhất của ngộ độc. Không chủ quan trong mọi trường hợp kể cả:

  • Liều thuốc tê được sử dụng là liều thấp, bệnh nhân có thể quá nhạy cảm
  • Đường dùng thuốc không điển hình
  • Do phẫu thuật viên trực tiếp tiêm
  • Sau khi tháo garo trong gây tê tĩnh mạch

Ngộ độc thuốc tê chủ yếu gây ra các triệu chứng bất thường về tim mạch
Ngộ độc thuốc tê chủ yếu gây ra các triệu chứng bất thường về tim mạch

3. Các yếu tố nguy cơ của ngộ độc thuốc tê

  • Người bệnh là trẻ em, người già yếu, suy kiệt hoặc có các bệnh về tim mạch như suy tim, rối loạn dẫn truyền, protein máu thấp
  • Bệnh nhân lớn tuổi dễ có rối loạn chức năng tạng
  • Trẻ em được gây tê hầu hết khi đã gây mê dẫn tới không nhận biết được các triệu chứng sớm, biểu hiện tim mạch hoặc hệ thần kinh trung ương làm bị động trong công tác xử trí
  • Các thuốc tê tan trong mỡ có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn
  • Tổng liều thuốc tê hoặc liều/kg cao làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê
  • Bệnh nhân suy tim mất bù, bệnh van tim nặng
  • Vị trí gây tê nhiều mạch máu.

Trẻ em thường có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao hơn
Trẻ em thường có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao hơn

4. Cấp cứu ngộ độc thuốc tê như thế nào?

  • Lipid 20% là thuốc dùng đầu tiên, chủ yếu và quan trọng nhất trong cấp cứu ngộ độc thuốc tê. Nhân viên y tế cần thực hiện các bước sau để xử trí một ca ngộ độc thuốc tê:
  • Đầu tiên cần ngừng tiêm thuốc tê ngay lập tức
  • Gọi hỗ trợ nếu cần thiết
  • Sử dụng hộp cấp cứu ngộ độc thuốc tê, truyền lipid 20%
  • Kiểm soát đường thở bằng cách cho bệnh nhân thở oxy 100% hoặc đặt nội khí quản thở máy nếu cần
  • Dùng lipid 20% như sau: tiêm tĩnh mạch 1,5 nl/kg trong 2-3 phút sau đó truyền duy trì 0,25 ml/kg/phút. Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn không ổn định thì cần tiêm nhắc lại 1-2 lần với liều tương tự và gấp đôi tốc độ truyền duy trì. Tổng liều không được vượt quá 12 ml/kg hay 1000 ml trong 30 phút.
  • Điều trị co giật cho bệnh nhân bằng Benzodiazepin, tránh dùng Propofol nhất là ở bệnh nhân có huyết động không ổn định
  • Điều trị nhịp chậm bằng Atropin 0,5-1mg tiêm tĩnh mạch
  • Nếu bệnh nhân ngừng tim do ngộ độc thuốc tê cần hồi sinh tim phổi, gọi đơn vị tim phổi nhân tạo và sẵn sàng hồi sức nâng cao. Dùng sốc điện đặc biệt không dùng Vasopressin, thuốc chẹn kênh Calci, thuốc ức chế Beta hoặc các loại thuốc tê khác.
  • Tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong 4-6 giờ tiếp theo nếu có biến cố tim mạch hoặc ít nhất 2 giờ nếu có biến cố thần kinh trung ương.

5. Phòng ngừa

Như mọi khi, điều trị tốt nhất là phòng ngừa. Điều này đặc biệt đúng với ngộ độc thuốc tê

  • Hiệu quả và tính sẵn có của lipofudin không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiềm tàng ngay cả trong trường hợp điều trị thành công.
  • Vì lý do đó, nên sử dụng siêu âm, đánh dấu nội mạch, tiêm 3-5 ml dừng theo dõi sau đó tiêm lập lại, trước khi tiêm hút xem có máu không, sử dụng thuốc ít độc tính hơn và liều thấp nhất có hiệu quả được khuyến cáo
  • Có nhiều khả năng độc tính hệ thống thuốc tê ở bệnh nhân gầy (khối cơ nhỏ), những người lớn tuổi và bệnh nhân mắc bệnh tim, gan từ trước hoặc thiếu hụt Carnitine.
  • Khoảng một nửa các trường hợp ngộ độc thuốc tê là không điển hình, không có cơn động kinh (các triệu chứng thần kinh trung ương khác),
  • Tỷ lệ nhiễm độc tăng lên khi tiêm gần các khu vực mạch máu phong phú. Đó là cao nhất với tiêm cạnh cột sống và thần kinh liên sườn
  • Phòng ngừa ngộ độc thuốc tê đòi hỏi phải tối ưu hóa một hệ thống hoàn chỉnh cho gây tê vùng: lựa chọn bệnh nhân, lựa chọn phương pháp, thuốc và liều lượng, theo dõi và sử dụng hoàn toàn máy siêu âm khi có thể, và chuẩn bị cho ngộ độc thuốc tê bằng cách có sẵn một bộ dụng cụ và thực hành mô phỏng.
  • Phòng ngừa cũng bao gồm nâng cao nhận thức và giáo dục các đồng nghiệp gây mê của chúng tôi về việc sử dụng thuốc tê và rủi ro đúng cách, bao gồm cả quản lý ngộ độc thuốc tê.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe