Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu

Tiểu cầu là tế bào máu vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi có những dấu hiệu bất thường về số lượng hoặc chức năng tiểu cầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề của tiểu cầu và can thiệp kịp thời trước khi có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

1. Chức năng tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một tế bào máu không nhân, là những mảnh tế bào vỡ ra từ mẫu tiểu cấu khổng lồ của tủy xương. Tiểu cầu có đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 2 - 3 micromet. Mỗi tiểu cầu có thể sống khoảng 5 - 7 ngày. Sau đó, các tế bào tiểu cầu sẽ được tiêu hủy bởi lá lách. Khi lá lách có vấn đề, chức năng tiêu hủy tiểu cầu già sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Tuy có kích thước nhỏ, nhưng vai trò của tiểu cầu lại rất lớn, quyết định nhiều quy trình quan trọng trong cơ thể như: Quá trình đông máu, cầm máu, co cục máu đông, co mạch, khả năng miễn dịch... Trong đó quá trình đông máu là chức năng quan trọng nhất của tiểu cầu. Mục đích chính của các xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu hầu hết đều là khảo sát chức năng này.

Khi có mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ hoạt hóa, phóng thích chất bên trong và biến đổi hình dạng, liên kết thành nút tiểu cầm tạm thời chặn vết thương, tham gia vào quá trình đông máu, cầm máu cho cơ thể


Tiểu cầu đóng vai trò đông máu và cầm máu
Tiểu cầu đóng vai trò đông máu và cầm máu

2. Khi nào cần xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu

Bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết chưa tìm được nguyên nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu, cùng với một vài xét nghiệm khác (nếu cần thiết).

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu cổ điển gồm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm thời gian máu chảy
  • Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp quang học
  • Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp trở kháng
  • Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu và sự phát quang
  • Xét nghiệm Adenine nucleotide
  • Xét nghiệm kính hiển vi điện tử
  • Xét nghiệm phân tích điện di
  • Xét nghiệm co cục máu đông
  • Xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ
  • Xét nghiệm Glass filter meter
  • Xét nghiệm đánh dấu chất phóng thích từ tiểu cầu như βTG PF4...

Xét nghiệm kính hiển vi điện tử là một xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu cổ điển
Xét nghiệm kính hiển vi điện tử là một xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu cổ điển

3. Quy trình xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu

  • Bác sĩ chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất, dụng cụ lấy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm
  • Mã ID và thông tin của bệnh nhân sẽ được ghi lên lam kính
  • Buộc garo lên vùng cần lấy máu
  • Sát khuẩn vùng lấy máu
  • Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và rút một lượng máu phù hợp để thực hiện xét nghiệm
  • Tháo garo cho bệnh nhân
  • Cầm máu tại vị trí chích
  • Mẫu máu sau khi được lấy sẽ nhỏ ngay 1 giọt lên lam kính đã đánh dấu thông tin của bệnh nhân và tiến hành kéo lam tiêu bản máu
  • Để tiêu bản trên bàn nhiệt 37 độ C chờ khô hoàn toàn rồi xếp tiêu bản lên giá, cố định tiêu bản bằng cồn tuyệt đối
  • Nhuộm tiêu bản máu bằng phương pháp Giemsa, chờ tiêu bản khô và lấy kết quả xét nghiệm.

4. Nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu ở đâu?

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu là một trong những xét nghiệm quan trọng, thường được thực hiện với nhiều xét nghiệm khác để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tính trạng bệnh lý mắc phải. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại để có kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe