Bệnh nhân lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết, vì sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Bác sĩ điều trị bệnh Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm trùng máu nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn huyết, trong đó lọc máu là một trong những nguy cơ hàng đầu.

1. Nhiễm khuẩn huyết là gì? Các triệu chứng

Nhiễm khuẩn huyết hay ngộ độc máu là một bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi bên trong dẫn đến tổn thương các cơ quan như: gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn huyết thường bắt đầu rất nhanh với các biểu hiện là:

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ bắt đầu xuất hiện khi nhiễm khuẩn huyết tiến triển mà không được điều trị đúng cách, bao gồm:

  • Không thể suy nghĩ rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn
  • Buồn nôn hoặc bị ói mửa
  • Những chấm đỏ xuất hiện trên da
  • Thiểu niệu
  • Lưu lượng máu không đủ
  • Sốc

Khi gặp các dấu hiệu trên nên đưa ngay người bệnh đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý và điều trị nhiễm khuẩn huyết kịp thời.


Nhiễm khuẩn huyết tiến triển nặng khiến bệnh nhân bị nôn mửa
Nhiễm khuẩn huyết tiến triển nặng khiến bệnh nhân bị nôn mửa

2. Những đối tượng nào có nguy cơ cao nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ cao xảy ra đối với các trường hợp sau:

  • Có vết thương nặng hoặc bỏng
  • Người già, trẻ sơ sinh,trẻ nhỏ
  • Có một hệ thống miễn dịch bị tổn thương dễ gây nhiễm khuẩn huyết, chẳng hạn như HIV hoặc bệnh bạch cầu hoặc từ các phương pháp điều trị y tế như hóa trị liệu hoặc bệnh nhân đang được tiêm steroid.
  • Có ống thông tiểu hoặc tiêm tĩnh mạch ( bao gồm cả trường hợp lọc máu)
  • Bệnh nhân đang thở máy cũng có khả năng nhiễm khuẩn huyết.

Đối tượng có sức đề kháng yếu có nguy cơ cao nhiễm khuẩn huyết
Đối tượng có sức đề kháng yếu có nguy cơ cao nhiễm khuẩn huyết

3. Vì sao lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết

Các chuyên gia trong lĩnh vực thận nhân tạo cho biết, lọc máu là một trong giải pháp tích cực cho bệnh nhân suy thận mãn tính.

Lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết vì khi lọc máu phải đặt catheter ở tĩnh mạch trung tâm. Phần catheter nằm ở lòng mạch sẽ bị huyết tương như fibrinogen, fibronectin và laminin bao bọc rất nhanh, đó là môi trường thuận lợi cho sự bám và phát triển của tụ cầu khuẩn.

Ngoài ra, phức hợp glycalise của tụ cầu vàng được xem như là trợ thủ đắc lực giúp vi khuẩn có thể xâm thực và lan rộng nhanh chóng. Những người cao tuổi và bệnh nhân đái tháo đường là những đối tượng mà khi lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết nhất.

Bên cạnh việc chăm sóc và vệ sinh catheter không tốt, một số tiền sử bệnh khác là nguyên nhân khiến cho lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết có thể là: suy giảm miễn dịch, albumin máu giảm, tăng sản sinh các dạng oxy phản ứng hoặc tiền sử đã mắc nhiễm khuẩn huyết.


Lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết
Lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh, do vậy khi lọc máu cần phải hết sức chú ý đến vấn đề đảm bảo vệ sinh của bệnh viện, đặc biệt nhất là vấn đề vệ sinh cũng như bảo quản các catheter tĩnh mạch.

Hiện kỹ thuật lọc máu cấp cứu bệnh nhân suy đa tạng đang được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, Vinmec cam kết bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.

Vinmec sử dụng hệ thống máy hiện đại, mới, đa tính năng. Máy lọc máu liên tục multiFiltrate của hãng Fresenius với nhiều ưu điểm vượt trội. Đội ngũ y bác sĩ là những người tay nghề vững vàng, làm chủ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và đã được đào tạo kỹ thuật này rất chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm trong việc xử trí các trường hợp bệnh nhân nguy kịch, hỗ trợ và phối hợp với các khoa trong bệnh viện điều trị những trường hợp bệnh nhân nặng và phức tạp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe