Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Đau hạ vị tức là đau ở vùng bụng phía dưới rốn. Đau bụng vùng hạ vị là một trong những triệu chứng của nhiều bệnh liên quan đến hệ sinh duc, hệ tiêu hóa,....
1. Vùng hạ vị là gì?
Hạ vị là vùng thấp nhất của bụng dưới rốn hoặc vùng chậu - Những cơn đau xảy ra ở vùng này được gọi là đau hạ vị.
Ở nữ giới, các nguyên nhân gây đau hạ vị có thể là do hệ sinh dục, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa,...
Ở nam giới, đau bụng vùng hạ vị có thể bắt nguồn từ những bệnh lý như: viêm đại tràng, thoát vị bẹn, đau vùng chậu,...
Mỗi nguyên nhân lại biểu hiện bằng những cơn đau khác nhau, nó có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, thậm chí là đau ngắt quãng với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Đôi khi, đau hạ vị còn có thể lan tới vùng thắt lưng, vùng mông hay vùng đùi. Đặc biệt, cơn đau có thể được cảm nhận rõ hơn vào lúc bạn đi tiểu hoặc lúc quan hệ tình dục.
2. Nguyên nhân gây ra đau bụng vùng hạ vị
Nguyên nhân gây đau hạ vị được chia làm hai loại chính là đau hạ vị cấp tính và đau hạ vị mạn tính.
2.1 Nguyên nhân gây đau hạ vị cấp tính
Các nguyên nhân gây đau vùng hạ vị cấp tính bao gồm:
- Vỡ hoặc bị xoắn nang ở một nơi chứa nhiều dịch như buồng trứng dẫn đến gây đau vùng hạ vị.
- Viêm nhiễm phần phụ do bị nhiễm trùng ở các bộ phận như tử cung, buồng trứng..., mà thủ phạm là các loại vi khuẩn như chlamydia hoặc giang mai
- Tình trạng viêm sưng ở ruột thừa cũng gây đau ở vùng hố chậu phải, đôi khi làn đến vùng hạ vị.
- Tình trạng sưng viêm của lá phúc mạc bên trong ổ bụng cũng là nguyên nhân gây đau bụng cấp tính và thường nặng dần lên theo thời gian.
- Việc thay đổi chế độ ăn dẫn đến táo bón, co thắt ruột.
- Đau bụng vùng hạ vị còn xảy ra ở những người có tình trạng táo bón hoặc co thắt ruột do thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc.
Ngoài ra đau vùng hạ vị còn gặp trong một số bệnh lý như:
- Hội chứng ruột kích thích hoặc tắc ruột trong những bệnh lý hiếm gặp.
- Nhiễm trùng đường tiểu.
- Thai ngoài tử cung vỡ.
- Ung thư buồng trứng
- Sảy thai.
- Áp xe vùng hạ vị.
- Lạc nội mạc tử cung
2.2 Nguyên nhân gây đau hạ vị mạn tính
Các nguyên nhân gây đau hạ vị mạn tính bao gồm:
- Viêm phần phụ mãn tính.
- Nang buồng trứng tái phát.
- Nhiễm trùng đường tiểu tái phát.
- Đau thắt lưng.
- Sa tử cung.
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung.
- Viêm bàng quang kẽ.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Thoát vị bẹn
- Chèn ép thần kinh vùng hạ vị.
3. Các cách xử lý khi bị đau hạ vị
Khi bị đau hạ vị có thể áp dụng những cách dưới đây để làm giảm bớt cơn đau:
- Để làm giảm cơn đau bạn có thể chườm ấm hoặc tắm nước ấm để giúp dòng máu được lưu thông đều.
- Khi cơ đau lan đến lưng, tốt nhất là hãy nằm nghỉ và nâng cao chân bằng cách chèn chăn dưới đầu gối, khép đầu gối sao cho sát ngực lúc nằm nghiêng.
- Bạn cũng có thể dùng các biện pháp giúp thư giãn tinh thần như thiền, luyện tập yoga, cũng như là các bài tập tăng cường giãn cơ.
- Bên cạnh đó cũng nên tập thể dục thường xuyên để giúp dòng máu được lưu thông qua đó giúp giảm đau một cách hiệu quả.
4. Lúc nào nên đi khám bác sĩ?
Ở bất kỳ vị trí đau nào trên vùng hạ vị đều báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm do đó khi gặp các cơn đau hạ vị, cách tốt nhất là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu cơn đau hạ vị xuất hiện đột ngột, không nên tự chẩn đoán, tự điều trị sẽ rất nguy hiểm cho bản thân cũng như là người nhà.
Với kinh nghiệm 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi – Nội tiêu hóa, Bác sĩ Đồng Xuân Hà thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.