Vòng Pessary một phương pháp điều trị mới ít xâm lấn và kinh tế hơn so với việc khâu vòng tử cung. Với kích thước phù hợp với cổ tử cung, vòng Pessary làm bằng chất liệu silicon được chèn vào âm đạo bệnh nhân sa sinh dục giúp nâng giữ bàng quang, tránh tình trạng rò rỉ nước tiểu.
1. Bệnh lý sàn chậu
Vùng sàn chậu gồm tất cả các cấu trúc nằm bên trong khung xương chậu: từ khớp mu đến xương cụt, từ thành chậu bên này sang thành chậu bên kia và được hình thành từ nhiều khối cân, cơ đan xen nhau.
Sàn chậu chứa 3 cơ quan: hệ thống tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn).
Nhiệm vụ của sàn chậu là giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy.
Sàn chậu còn có vai trò đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đi tiêu và tiểu theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh dễ dàng hơn. Ba hệ thống này hoạt động hài hòa, nhịp nhàng với nhau, hệ thống này nhường nhịn hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người.
2. Các loại rối loạn sàn chậu
- Sa trực tràng kiểu túi: sa trực tràng kiểu túi xuất hiện khi trực tràng sa xuống và nhô ra sau thành âm đạo. Đây là kết quả của sự suy yếu các cơ trực tràng và các mô liên kết xung quanh trực tràng. Sa trực tràng kiểu túi có thể khiến nhu động ruột (hoạt động co giãn của cơ trơn) trở nên khó khăn và có thể gây táo bón. Ở vài người, cần phải đặt tay vào trong âm đạo và đẩy trực tràng để nhu động ruột trở nên dễ dàng hơn.
- Thoát vị âm đạo: xảy ra khi ruột non và thành khoang bụng phồng lên, chèn vào giữa âm đạo và trực tràng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bạn thực hiện phẫu thuật loại bỏ tử cung. Thoát vị âm đạo là kết quả của sự suy yếu các mô liên kết và các dây chằng hỗ trợ tử cung. Thoát vị âm đạo thường không có triệu chứng. Nhưng vài phụ nữ có thể cảm thấy nặng nề hoặc có áp lực đè lên vùng chậu và có thể cảm thấy đau ở vùng dưới thắt lưng.
- Sa bàng quang: sa bàng quang xảy ra khi bàng quang sa xuống và lồi ra ở thành trước âm đạo. Đây là kết quả của sự suy yếu các mô liên kết và các cấu trúc hỗ trợ bàng quang.
- Sa tử cung: sa tử cung xảy ra khi tử cung sa xuống âm đạo.
- Sa âm đạo: sa âm đạo là phần trên âm đạo sa xuống dưới khiến âm đạo lồi ra ngoài.
3. Vòng nâng cổ tử cung trong điều trị bệnh lý sàn chậu
Hiện nay có rất nhiều loại vòng nâng cổ tử cung (còn gọi là vòng Pessary) trong điều trị bệnh lý sàn chậu. Một trong những bất tiện khi đặt vòng Pessary là gây cảm giác kích thích âm đạo, tiết dịch âm đạo nhiều có thể có mùi hôi, và ra huyết âm đạo không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên đây là những triệu chứng khó chịu không đáng kể so với hiệu quả của vòng. Trường hợp này, có thể tái khám lại, để bác sĩ xem có phải là dịch tiết đơn thuần hay không.
Trong phương pháp điều trị, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc hoặc tiến hành khâu vòng tử cung lại. Vòng Pessary một phương pháp điều trị mới ít xâm lấn và kinh tế hơn so với việc khâu vòng tử cung. Với kích thước phù hợp với cổ tử cung, vòng Pessary có tác dụng nâng đỡ tử cung. Đây là một chiếc vòng bằng chất liệu silicon được chèn vào âm đạo và thời gian đeo là cả ngày. Khi đặt vòng nâng pessary cho bệnh nhân sa sinh dục giúp nâng giữ bàng quang, tránh tình trạng rò rỉ nước tiểu.
Hiện nay, tại bệnh viện đang triển khai GÓI KHÁM, SÀNG LỌC BỆNH LÝ PHỤ KHOA CƠ BẢN, giúp quý khách hàng phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó quá trình điều trị sẽ dễ dàng, không tốn kém. Ngoài ra còn có thể Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.