Virus viêm gan D: Đường lây

Viêm gan D lây qua đường nào và cách điều trị là mối quan tâm của nhiều người. Đây là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến gan và có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Bệnh thường xảy ra ở những người đã nhiễm virus viêm gan B. Việc điều trị viêm gan D cần được chú ý đặc biệt vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Viêm gan D là gì

Đây là một bệnh về gan do virus HDV gây ra, có cả hai dạng mãn tính và cấp tính. Bệnh thường diễn ra theo kiểu đồng nhiễm. Khi người bệnh mắc viêm gan D (HDV), có khả năng người bệnh cũng sẽ mắc viêm gan B.  

Virus HDV gây bệnh thường lây truyền từ mẹ sang con khi sinh nở, lây qua đường máu và các chất dịch cơ thể khác. Tuy nhiên, trường hợp lây truyền dọc từ mẹ sang con là rất hiếm.

Theo thống kê, ít nhất 5% người bệnh mắc viêm gan B mãn tính bị đồng nhiễm viêm gan D. Từ đó, có khoảng 15 - 20 triệu người trên toàn cầu đang mắc viêm gan D. Tuy nhiên, con số này không chính xác tuyệt đối vì nhiều quốc gia không báo cáo về mức độ phổ biến của bệnh.

Bệnh này phổ biến nhất ở các khu vực như:

  • Khu vực Nam Âu, Đông Âu.
  • Vùng Địa Trung Hải, Tây và Trung Phi, Trung Đông.
  • Khu vực lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ).
  • Khu vực Đông Á.

Thế nhưng, số người mắc bệnh này đã giảm dần qua thời gian kể từ những năm 80. Lý do cho sự suy giảm này chủ yếu là vì chương trình tiêm chủng viêm gan B thành công trên toàn cầu.

Khi người bệnh nhiễm cả hai loại viêm gan B và D được coi là viêm gan siêu vi mãn tính. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây tử vong cho người bệnh. Bởi lẽ, lúc này bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và có liên quan đến ung thư gan.

Tuy nhiên, có thể tiêm vắc xin viêm gan B để phòng ngừa bệnh viêm gan D.


Tiêm chủng viêm gan B có thể giúp ngăn ngừa cả bệnh viêm gan D.
Tiêm chủng viêm gan B có thể giúp ngăn ngừa cả bệnh viêm gan D.

2. Quá trình lây truyền

Ngoài viêm gan D, viêm gan còn có nhiều dạng khác. Bao gồm:

  • Viêm gan A: Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc ô nhiễm phân thực phẩm.
  • Viêm gan B: Bệnh lây truyền do tiếp xúc với các chất dịch cơ thể chứa mầm bệnh. Ví dụ như tinh dịch, nước tiểu hay máu.
  • Viêm gan C: Bệnh chủ yếu lây lan do tiếp xúc với kim tiêm hoặc máu bị dính mầm bệnh.
  • Viêm gan E: Bệnh lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc với phân, nước chứa mầm bệnh.

Không giống như các dạng khác, viêm gan D lại lây nhiễm cho những người đã bị viêm gan B. Vì thế, hình thức lây truyền của viêm gan D sẽ giống với viêm gan B. Có nghĩa là, bệnh sẽ lây truyền qua da, đường tình dục hay tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Tình trạng truyền dọc có thể xảy ra nhưng khá hiếm. Vì thế, tiêm ngừa vắc xin viêm gan B là một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng viêm gan D.

Viêm gan D lây qua đường nào? Bệnh chủ yếu lây truyền qua các hoạt động liên quan đến da ở mức độ thấp. Ví dụ như tiếp xúc với niêm mạc, máu hoặc dịch cơ thể. Một số hoạt động có thể lây lan bệnh này như sau:

  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.
  • Sử dụng chung ống tiêm, kim tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc của người bệnh.
  • Tiếp xúc với vết thương hở hoặc máu của người mắc bệnh.
  • Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu của người nhiễm bệnh. 

Dùng chung bàn chải đánh răng với người bệnh có thể bị lây nhiễm viêm gan virus D.
Dùng chung bàn chải đánh răng với người bệnh có thể bị lây nhiễm viêm gan virus D.

Bên cạnh đó, viêm gan D không thể lây lan qua:

  • Dùng chung dụng cụ ăn uống.
  • Cho con bú.
  • Ho hoặc hắt hơi.
  • Cầm tay, ôm, hôn.

Ngoài ra, có một số nhóm người sẽ có nguy cơ cao mắc viêm gan D hơn. Bao gồm:

  • Người mắc viêm gan B mãn tính.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh viêm gan D.
  • Người có bạn tình nhiễm bệnh này.
  • Quan hệ đồng giới.
  • Người tiêm, chích ma tuý.
  • Tiếp xúc với người thân trong gia đình bị nhiễm bệnh này.
  • Người bệnh chạy thận nhân tạo.

Ngoài ra, các nhân viên y tế cũng có khả năng bị phơi nhiễm. Lý do là vì tiếp xúc với chất dịch hoặc máu bị nhiễm bệnh.

3. Dấu hiệu, triệu chứng và điều trị

3.1 Dấu hiệu

Thông thường, dấu hiệu của bệnh chỉ xuất hiện ở người đã nhiễm viêm gan B. Trong trường hợp cấp tính, các dấu hiệu khá khó để phân biệt với các tình trạng khác như: Nhiễm trùng, viêm gan siêu vi cấp tính khác.

Dù người bệnh đã biết viêm gan D lây qua đường nào nhưng các dấu hiệu của bệnh vẫn còn rất mơ hồ. Dù vậy, vẫn có một số dấu hiệu rõ rệt của bệnh có thể kể đến như:

  • Sốt, đau bụng, đau khớp.
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
  • Ăn không ngon, chán ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Da vàng.
  • Nước tiểu có màu đậm.
  • Nhu động ruột màu đất sét (vàng nhạt).
  • Vàng da.

Buồn nôn có thể là triệu chứng của bệnh viêm gan virus D.
Buồn nôn có thể là triệu chứng của bệnh viêm gan virus D.

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện thường xuyên từ 3-7 lần/tuần, sau khi người bệnh bị nhiễm trùng.

3.2 Triệu chứng

Viêm gan cấp tính  

Đây là một tình trạng đồng nhiễm cả hai loại viêm gan B và D, có nguy cơ gây viêm gan từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, tình trạng viêm gan D mãn tính là khá hiếm, chỉ chiếm dưới 5% các trường hợp bị viêm gan cấp tính.

Tuy vậy, triệu chứng của viêm gan cấp tính lại giống với triệu chứng của các bệnh viêm gan khác. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bội nhiễm

Virus HDV có thể lây nhiễm cho một người mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Từ đó, tình trạng bệnh tiến triển rất nhanh và trở nặng. Thậm chí, tình trạng bội nhiễm này có thể khiến người bệnh bị xơ gan sớm hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân bị xơ gan do viêm gan D cũng có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan cao hơn. Tuy nhiên, cơ chế gây ra tình trạng này vẫn chưa rõ ràng và cần nghiên cứu thêm.

3.3 Điều trị

Các phương pháp điều trị sẽ được áp dụng chủ yếu cho những bệnh nhân mãn tính với triệu chứng lâu hơn 6 tháng. Các trường hợp bị viêm gan cấp tính sẽ có thể tự phục hồi mà không cần điều trị.


Đối với trường hợp cấp tính, người bệnh có thể tự khỏi bệnh mà không cần phải điều trị.
Đối với trường hợp cấp tính, người bệnh có thể tự khỏi bệnh mà không cần phải điều trị.

Lúc này, người bệnh chỉ cần bảo vệ sức khoẻ của gan và sức khoẻ tổng thể. Điều này giúp cơ thể và gan được phục hồi cũng như cải thiện chức năng.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh gan ở giai đoạn cuối hoặc nguy kịch, ghép gan sẽ là phương pháp được đề xuất thực hiện. Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc ức chế prenylation hoặc thuốc ức chế xâm nhập HBV cũng có hiệu quả.  

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Viêm gan D có nguy hiểm không?

Câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào việc người bệnh bị viêm gan D cấp tính hay mãn tính.  

Nếu bị viêm gan D cấp tính, câu trả lời sẽ là không. Người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng của bệnh nhưng sẽ tự khỏi sau một thời gian.

Về phần mãn tính, đây lại là một tình trạng nguy hiểm tới sức khoẻ của người bệnh. Một số biến chứng có thể gặp phải ở người bệnh bao gồm ung thư gan hoặc xơ gan mất bù. Ngoài ra, người bệnh không thể điều trị dứt điểm tình trạng mãn tính này.

4.2 Virus gây viêm gan D lây qua đường nào?

Virus HDV sẽ lây chủ yếu qua 3 con đường: Đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, trường hợp lây từ mẹ sang con rất hiếm gặp.

4.3 Mối liên quan giữa hai loại viêm gan B và D là gì?

Chỉ khi mắc bệnh viêm gan B, người bệnh mới có nguy cơ mắc viêm gan virus D. Bởi lẽ, loại virus gây bệnh này là một dạng khiếm khuyết. Chỉ khi gặp virus viêm gan B, loại virus này mới hoạt động và gây ra bệnh.

Cùng với đó, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm nếu mắc cả hai loại viêm gan này.

Nhìn chung, để phòng ngừa viêm gan virus D, người bệnh cần ngăn ngừa viêm gan B do tình trạng đồng nhiễm của hai bệnh này. Tiêm chủng viêm gan B, an toàn tiêm, an toàn máu và các dịch vụ giảm tác hại là những cách mà người bệnh có thể thực hiện để phòng ngừa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Bài viết tham khảo nguồn: who.int, cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe