Virus SARS gây đại dịch năm 2003 lây truyền thế nào?

Trước đại dịch COVID 2019, nhân loại đã từng trải qua đại dịch SARS 2003 với các đặc điểm tương tự. Các hiểu biết về SARS cung cấp rất nhiều kinh nghiệm cho việc phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp nói chung. Vậy virus SARS gây ra đại dịch năm 2003 lây truyền như thế nào? Là câu hỏi mà nhiều người muốn biết trong thời điểm hiện tại.

1. SARS là gì?

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một bệnh về đường hô hấp gây ra bởi coronavirus (SARS-CoV). SARS được báo cáo lần đầu tiên ở châu Á vào tháng 2 năm 2003. Bệnh đã lan sang hơn hai chục quốc gia ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á trước khi dịch SARS toàn cầu năm 2003 được ngăn chặn.

Hiện tại, không có các trường hợp nhiễm SARS được ghi nhận ở bất cứ đâu trên thế giới. Các trường hợp nhiễm SARS-CoV gần đây nhất ở người được báo cáo ở Trung Quốc vào tháng 4 năm 2004 do có trường hợp lây nhiễm trong phòng thí nghiệm.

2. SARS lây truyền thế nào?

Hiện tại có hai phương thức lây truyền của SARS-CoV:

  • Lây truyền qua tiếp xúc gần: đó là lây truyền qua các giọt bắn, được văng ra từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi, xì mũi hoặc nói chuyện. Nếu bạn đứng gần những người này hoặc tiếp xúc gần với những người này thì bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền qua vật dụng có mang virus: khi người bệnh ho và hắt hơi, thì các giọt nước mang virus có thể bám lên các vật dụng, cánh cửa, sàn nhà và tồn tại ở đó một khoảng thời gian. Nếu tay bạn chạm vào các đồ vật có chứa virus đó, sau đó lại đưa lên mũi, miệng, thì bạn có khả năng nhiễm virus.
  • Ngoài ra còn có thể có các con đường lây truyền khác mà chúng ta chưa xác định được.

SARS-CoV lây truyền qua 2 hình thức là lây truyền qua tiếp xúc gần và lây truyền qua vật dụng có mang virus
SARS-CoV lây truyền qua 2 hình thức là lây truyền qua tiếp xúc gần và lây truyền qua vật dụng có mang virus

3. Tiếp xúc gần nghĩa là gì?

Tiếp xúc gần được định nghĩa là chăm sóc hoặc sống cùng với một người được xác định là mắc SARS hoặc có khả năng đã tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân bị SARS. Ví dụ như hôn hoặc ôm, chia sẻ đồ ăn, nướng uống, trò chuyện gần gũi (trong vòng 1m), kiểm tra cơ thể hoặc bất kỳ tiếp xúc trực tiếp về mặt thể chất với người mang bệnh. Tiếp xúc gần không bao gồm các hoạt động như cùng đi bộ hoặc cùng ngồi trong phòng chờ hoặc văn phòng.

4. Nếu tôi tiếp xúc với SARS-CoV, tôi sẽ bị bệnh sau bao lâu?

Khoảng thời gian giữa khi tiếp xúc với SARS-CoV và khởi phát các triệu chứng được gọi là thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh cho SARS thường là 2 đến 7 ngày, mặc dù trong một số trường hợp có thể kéo dài tới 10 ngày. Trong một tỷ lệ rất nhỏ, thời gian ủ bệnh lên đến 14 ngày đã được báo cáo.

5. Một người bị SARS có khả năng lây nhiễm cho người khác trong bao lâu?

Các thông tin thu thập được cho thấy rằng những người bị SARS chỉ truyền mầm bệnh khi họ có các triệu chứng, chẳng hạn như sốt hoặc ho. Bệnh nhân dễ lây cho người khác nhất trong tuần thứ hai của bệnh. Tuy nhiên, để phòng ngừa lây lan bệnh, CDC khuyến cáo rằng những người bị SARS nên hạn chế các tương tác với cộng đồng bên ngoài (ví dụ, bằng cách không đi làm hoặc đến trường) cho đến 10 ngày sau khi hết, hết các triệu chứng hô hấp
thở), khi mà các triệu chứng đã trở nên tốt hơn.


Những người bị SARS chỉ truyền mầm bệnh khi họ có các triệu chứng
Những người bị SARS chỉ truyền mầm bệnh khi họ có các triệu chứng

6. Người bị SARS có khả năng truyền bệnh trước khi các triệu chứng xuất hiện?

Cho đến nay, không có trường hợp mắc SARS nào báo cáo rằng họ có tiếp xúc với người bệnh trước khi họ có các biểu hiện của bệnh. Tức là các nghiên cứu đều cho thấy người bệnh bị lây nhiễm do tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng.

7. Cách điều trị được khuyến nghị cho bệnh nhân mắc SARS?

CDC khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc SARS sẽ được điều trị tương tự như bệnh nhân bị viêm phổi nghiêm trọng không điển hình mắc phải tại cộng đồng. SARS-CoV đang được điều trị thử nghiệm bằng các loại thuốc chống virus khác nhau để xem liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không.

8. Nếu có một đợt dịch SARS khác, làm thế nào tôi có thể tự bảo vệ mình?

Có một số biện pháp phòng ngừa thông thường mà bạn có thể áp dụng cho nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau, bao gồm cả SARS. Điều quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh có chứa cồn. Bạn cũng nên tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi tay mình không sạch và khuyến khích mọi người xung quanh che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.

9. Có sự liên hệ nào giữa SARS- CoV và N-coronavirus 2019

Từ khi mới được phát hiện tại Vũ Hán, rất nhiều các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu các đặc điểm của virus corona 2019 nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu trong điều trị cũng như phòng bệnh. Và người ta tìm thấy rất nhiều điểm tương đồng về bệnh cảnh cũng như cách thức lây truyền. Do SARS-CoVnCoV 2019 đều thuộc họ gia đình coronavirus. Tuy nhiên chúng không giống nhau hoàn toàn, vì thế gây nhiều khó khăn và thách thức trong việc phòng dịch cũng như điều trị bệnh.

Tính đến nay, ta nhìn thấy sự tương đồng trong cách thức lây truyền: chúng đều lây truyền qua tiếp xúc gần (giọt bắn) hoặc tiếp xúc với vật dụng mang virus. Vì vậy các khuyến cáo dành cho dịch SARS như rửa tay và đeo khẩu trang khi ho, hắt hơi, và sổ mũi được áp dụng rộng rãi với nCoV-2019.

Tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau khiến cho dịch hiện tại vẫn rất khó để kiểm soát: khác với SARS-coV thì nCov-2019 được nghi là có thể lây trong thời gian ủ bệnh, tối đa lên tới 14 ngày. Khả năng sống sót của virus này trong các điều kiện khác nhau ngoài môi trường vẫn chưa được xác định. Vì thế mức độ lây lan của virus này nguy hiểm hơn và rất khó kiểm soát.

Về mức độ nguy hiểm đo lường dựa trên tỷ lệ tử vong thì hiện tại vẫn chưa được khẳng định một cách chắc chắn. Các thống kê cho thấy bệnh nhân thường có các triệu chứng nhẹ chứ không nghiêm trọng. Cũng giống như SARS phương pháp điều trị là dùng thuốc kháng virus và các điều trị hỗ trợ khi có triệu chứng. Đến nay các phương pháp điều trị khác nhau vẫn đang được thử nghiệm.

10. Kết luận

Đối với SARS hay Covid 19 nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nói chung đều có các biện pháp dự phòng cơ bản nhất là rửa tay, đeo khẩu trang, và tự nâng cao thể trạng. Bạn nên thường xuyên tuân thủ các biện pháp nêu trên sẽ giảm đáng kể các nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe