1.Nguyên nhân
1.1. Cấp tính
- Nhồi máu tủy
- Thuyên tắc do mảnh xơ sụn
- Chấn thương
- Đụng dập tủy
- Máu tụ trong tủy, ngoài màng cứng tủy
1.2. Bán cấp
- Bệnh viêm mất Myelin: Viêm não tủy cấp tính rải rác , xơ cứng rải rác, viêm tủy thị thần kinh.
- Sarcoidosis tủy sống
- Hội chứng cận ung thư ( ung thứ vú và ung thư phổi hay gặp nhất).
- Bệnh mô liên kết, bệnh hệ thống: SLE, Behcet, Sjogren.
- Nhiễm trùng: vi khuẩn ( giang mai, lao,...) và virus ( HSV, HIV,Enterovirus,...)
- Ký sinh trùng
1.3. Tiến triển mạn ( khởi phát cấp hoặc bán cấp)
- U mạch dạng hang
- Dò động tĩnh mạch màng cứng tủy
- Xơ cứng rải rác tiến triển liên tục tiên phát
- Sarcoidosis tủy sống
- Cận ung thư
- Nhiễm trùng : giang mai , lao, HTLV1, HIV
- U thần kinh đệm tiên phát tủy
- Ung thư di căn nội tủy hoặc ngoài tủy trong ống sống
- Thoái hóa cột sống, chấn thương gây bất thường cấu trúc tủy
- Di truyền: Hạ liệt cứng, loạn sản chất trắng vỏ thượng thận,...
- Thiếu dinh dưỡng B12, đồng, vitamin E
- Ngộ độc B6, N2O, Metrothexat trong ống sống
- Xạ trị
1.4. Vô căn: đã làm hết các thăm dò vẫn không tìm được nguyên nhân.
2. Phân loại
2.1.Phân loại theo tương quan giữa tổn thương tủy và thành phần chất xám bị tổn thương, mức độ tổn thương lan theo chiều dọc của tủy sống:
- Viêm tủy ngang bán phần: triệu chứng tổn thương bất đối xứng trên lâm sàng, tổn thương chỉ lan khoảng 1-2 thân đốt sống.
- Viêm tủy cắt ngang toàn phần: triệu chứng đối xứng trên lâm sàng. Liệt vận động, giảm cảm giác và thần kinh tự chủ gần như hoàn toàn.
- Viêm tủy cắt ngang lan rộng theo chiều dài (LETM): tổn thương gần hoàn toàn, chiếm hầu hết chu vi tủy, lan rộn từ 3 đốt sống trở lên.
- Viêm chất xám trung tâm tủy sông/ HC liệt mềm cấp tính (AFM): tổn thương neuron vận động dưới dẫn đến liệt, giảm trương lực cơ.
2.2. Phân loại theo nguyên nhân:
- Viêm tủy liên quan bệnh đặc hiệu (nhiễm trùng, qua trung gian miễn dịch,...)
- Viêm tủy cắt ngang vô căn
3.Triệu chứng của viêm tủy cắt ngang
-Triệu chứng tiến triển theo thời gian:
- tối cấp: dưới 12 giờ
- cấp/bán cấp: 1-21 ngày
- tiến triển mạn tính (triệu chứng tiến triển nặng lên sau 21 ngày)