Viêm tủy cắt ngang chữa được không?

Viêm tủy cắt ngang là bệnh lý xảy ra ở các sợi thần kinh gây ra mất khả năng dẫn truyền thần kinh từ tủy sống đi đến các cơ quan ở khắp cơ thể. Vậy viêm tủy cắt ngang có chữa được không?

1. Viêm tủy cắt ngang là gì?

Viêm tủy cắt ngang là tình trạng viêm xảy ra ở cả hai bên của một đoạn tủy sống và dẫn đến tổn thương bao myelin bao bọc các sợi thần kinh. Căn bệnh này có khả năng làm gián đoạn các tín hiệu thần kinh từ tủy sống gửi đi khắp cơ thể làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức, tê liệt, yếu cơ, các chức năng cảm giác hoặc bàng quang và ruột cũng gặp vấn đề.

Các triệu chứng của bệnh viêm tủy cắt ngang thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh như nhồi máu tủy sống và cần phải chẩn đoán phân biệt các bệnh này với nhau vì mỗi bệnh có phác đồ điều trị khác nhau.


Liệt chân hai chân do viêm tủy cắt ngang
Liệt chân hai chân do viêm tủy cắt ngang

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy cắt ngang

Nguyên nhân gây viêm tủy ngang đến nay vẫn chưa được làm rõ và đôi khi không thể xác định chính xác nguyên nhân. Một số lý do được giải thích là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Ở đa số các trường hợp bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng.

Một số virus có liên quan đến viêm tủy cắt ngang như:

Một số bệnh có liên quan đến vi khuẩn như:

Ngoài ra một số nhiễm trùng ở da do vi khuẩn, viêm dạ dày ruột hoặc viêm phổi cũng có thể dẫn đến viêm tủy cắt ngang. Rất hiếm trường hợp nhiễm nấm và ký sinh trùng lây nhiễm sang tủy sống.

Một số căn bệnh do viêm cũng có thể dẫn đến viêm tủy cắt ngang như:

  • Bệnh đa xơ cứng:

Là bệnh lý liên quan đến sự phá hủy các dây thần kinh bao quanh myelin ở tủy sống và não. Bệnh đa xơ cứng có đặc điểm của viêm tủy cắt ngang là dấu hiệu đầu tiên, và các biểu hiện này chỉ diễn ra ở một bên cơ thể. Đây là một bệnh lý gây ra bởi hệ thống miễn dịch phá hủy các dây thần kinh bao quanh myelin trong tủy sống và não.

  • Viêm tủy – thần kinh thị

Căn bệnh này có có tên gọi khác là Neuromyelitis optica hay bệnh Devic. Đây là tình trạng viêm, phá hủy bao myelin bao quanh tủy sống và dây thần kinh mắt, đồng thời có ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể bệnh nhân.

Ngoài triệu chứng của viêm tủy cắt ngang, bệnh nhân có thể có biểu hiện tổn thương dây thần kinh thị giác như đau mắt hoặc mất thị lực tạm thời. Điều này có thể xảy ra cùng lúc hoặc riêng biệt với các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, có thể bệnh nhân không gặp các triệu chứng ở mắt mà chỉ bị viêm tủy cắt ngang tái phát.

  • Bệnh lý tự miễn

Một số bệnh lý tự miễn có thể gây ảnh hưởng như lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng Sjogren, gây khô miệng và mắt nghiêm trọng.

  • Sarcoidosis

Sarcoidosis là một bệnh gây ra viêm đến nhiều nơi trên cơ thể gồm tủy sống và dây thần kinh thị giác. Các triệu chứng có thể giống với viêm dây thần kinh tủy nhưng các triệu chứng điển hình của bệnh sarcoidosis phát triển chậm hơn. Căn nguyên của bệnh sarcoidosis đến nay vẫn chưa được tìm ra.


Bệnh sarcoidosis có thể dẫn đến viêm tủy cắt ngang
Bệnh sarcoidosis có thể dẫn đến viêm tủy cắt ngang

3. Viêm tủy cắt ngang có biểu hiện gì?

Triệu chứng của viêm tủy cắt ngang có thể diễn ra trong vòng vài giờ đến vài ngày hoặc cũng có thể tiến triển âm thầm trong nhiều tuần.

Bệnh thường gây ảnh hưởng đến bên dưới vùng ảnh hưởng của tủy sống. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chỉ nằm một bên cơ thể.

Những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

  • Đau: Cơn đau do viêm tủy cắt ngang thường xảy ra đột ngột ở vùng lưng dưới, sau đó đau buốt lan dọc xuống chân, tay hoặc lan lên quanh ngực bụng của bạn. Những vị trí đau khác phụ thuộc vào vùng tủy sống bị ảnh hưởng.
  • Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc tê bì. Đôi khi nhạy cảm nhẹ với da, quần áo, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Vận động tay chân yếu: Một số người nhận thấy tay chân mình nặng nề hơn bình thường, dễ bị vấp ngã hoặc nhiều trường hợp yếu nghiêm trọng gây ra liệt toàn bộ.
  • Xáo trộn hoạt động bàng quang và ruột: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu tiện không tự chủ, tiểu buốt hoặc táo bón.

Bệnh nhân mắc viêm tủy cắt ngang thường chỉ trải qua một đợt bệnh, nhưng biến chứng thì có thể kéo dài gồm các biểu hiện như:

  • Đau: Đây là di chứng lâu dài của bệnh nhân mắc phải rối loạn này.
  • Co cứng cơ: Thường gặp ở chân và mông với biểu hiện thắt chặt gây ra đau đớn.
  • Liệt toàn bộ hoặc một phần cánh tay.
  • Chức năng tình dục rối loạn: Ở nam gặp rối loạn cương cứng hoặc khó đạt cực khoái ở cả nam và nữ.

4. Các phương tiện chẩn đoán viêm tủy cắt ngang

Để chẩn đoán viêm tủy cắt ngang, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám dựa trên tiền sử bệnh, các triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán viêm tủy cắt ngang và loại trừ các rối loạn khác bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là xét nghiệm giúp chỉ ra tình trạng viêm tủy sống, đồng thời phát hiện các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra bệnh. Thông thường có thể có các bất thường tại mạch máu hoặc tủy sống.
  • Chọc dò tủy sống: Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để hút ra một lượng dịch não tủy, đây là chất lỏng có vai trò bảo vệ quanh tủy sống và não. Ở người bệnh viêm tủy cắt ngang, xét nghiệm dịch não tủy có thể thấy lượng bạch cầu hoặc protein cao bất thường báo hiệu tình trạng viêm.

5. Viêm tủy cắt ngang có chữa được không?

Điều trị viêm tủy cắt ngang bao gồm điều trị nội khoa và điều trị phục hồi chức năng. Tiên lượng bệnh thường có khả năng phục hồi một phần, tuy nhiên ở mức độ nghiêm trọng thì có thể dẫn đến khiếm khuyết suốt đời.

5.1. Điều trị nội khoa

  • Steroid đường tĩnh mạch: Steroid truyền đường tĩnh mạch cánh tay trong vài ngày có thể giúp giảm tình trạng viêm cột sống.
  • Thay huyết tương: Được sử dụng đối với bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp steroid tĩnh mạch. Có nghĩa là huyết tương trong máu của người bệnh sẽ được lọc và thay thế nhằm cải thiện các triệu chứng giúp loại bỏ các kháng thể gây viêm.
  • Thuốc kháng virus: Đối với bệnh nhân mắc viêm tủy cắt ngang do virus thì liệu pháp này có thể giúp giảm đi phần nào triệu chứng bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Các cơn đau là triệu chứng điển hình và phổ biến của viêm tủy cắt ngang. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium.
  • Thuốc để điều trị các biến chứng khác do bệnh gây ra như co cứng cơ, rối loạn chức năng đường tiết niệu hoặc trầm cảm.
  • Thuốc để ngăn ngừa những đợt tái phát của viêm tủy cắt ngang như corticosteroid và/hoặc thuốc ức chế miễn dịch để giảm nguy cơ bị viêm tủy cắt ngang hoặc phát triển viêm dây thần kinh thị giác.

Thuốc corticosteroid có tác dụng ngăn ngừa những đợt tái phát của viêm tủy cắt ngang
Thuốc corticosteroid có tác dụng ngăn ngừa những đợt tái phát của viêm tủy cắt ngang

5.2. Một số phương pháp khác

  • Vật lý trị liệu: Tập vật lý trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện sức mạnh dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu thông qua các thiết bị hỗ trợ như xe lăn, gậy, nẹp.
  • Vật lý trị liệu nâng cao: Bệnh nhân nên học cách vận động thông qua những hoạt động hằng ngày tại nhà như dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn.
  • Trị liệu về tâm lý: Các chuyên gia tâm lý có thể dùng cách trò chuyện với người bệnh để giải tỏa nỗi lo âu, căng thẳng hoặc các vấn đề trong hoạt động tình dục gây ra rối loạn cảm xúc, hành vi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, msdmanuals.com, youmed.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe