Viêm nội nhãn một tình trạng nhiễm trùng mắt nặng nề có tiên lượng phục hồi phụ thuộc nhiều vào thời điểm chẩn đoán cùng với phương pháp điều trị thích hợp. Viêm nội nhãn thường xuất hiện do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm có thể đi vào mắt bằng con đường trực tiếp do mắt bị tổn thương.
1. Đặc điểm bệnh viêm nội nhãn
Viêm nội nhãn miêu tả tình trạng viêm nghiêm trọng ở các mô nằm bên trong của mắt. Bệnh viêm nội nhãn thường xuất hiện do nhiễm trùng vi khuẩn ở mắt chẳng hạn như các vi khuẩn: staphylococus, streptococcus, hay vi khuẩn Gram am hoặc các loại nấm gây bệnh như Candida, aspergillus. Viêm mủ nội nhãn được gây ra bởi vi sinh vật gram âm, thường có độc tính cao hơn và có tiên lượng bệnh xấu hơn. Tuy nhiên, những trường hợp hiếm gặp đối với viêm nội nhãn thường do nấm và động vật nguyên sinh.
Bệnh viêm nội nhãn không nhiễm trùng, có thể do phản ứng đối với những mảnh kính còn lại trong mắt sau phẫu thuật đục thể tinh thể hoặc thuốc tiêm vào mắt. Bệnh viêm nội nhãn rất hiếm khi xảy ra, với tỷ lệ người mắc phải trung bình năm chiếm khoảng 5/10000 và mắt bên phải có nguy cơ bị nhiễm trùng cao gấp hai lần so với mắt bên trái. Có thể giải thích do mắt bên phải gần vị trí động mạch, cung cấp máu từ động mạch cảnh phải.
2. Cơ chế sinh bệnh viêm nội nhãn
Trong điều kiện bình thường, hàng rào máu trong mắt đóng vai trò quan trọng như một hàng rào tự nhiên giúp cản hoặc chống lại các tác nhân gây bệnh có khả năng xâm hại vào mắt. Khi cơ thể bị nhiễm trùng có thể là yếu tố thuận lợi để tạo ra các ổ nhiễm trùng ở các vị trí khác trong cơ thể như viêm xoang ở mũi, viêm đường tiết niệu, viêm da... Các tác nhân này có thể gây bệnh từ những vị trí này trên cơ thể rồi đi vào máu và sau đó đi vào mắt. Từ đây các yếu tố tác nhân trên sẽ bắt đầu gây ra tình trạng viêm ở các tổ chức nội nhãn đáp ứng với sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh này phá huỷ thành phần dịch kính võng mạc, hắc mạc gây nên tình trạng viêm nội nhiễm.
Viêm nội nhãn nội sinh thường xuất hiện trên cơ thể khi có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, không ít trường hợp viêm nội nhãn nội sinh xuất hiện ở những người khoẻ mạnh và không có bệnh lý. Vì vậy khi điều tra căn nguyên của bệnh cần hỏi tiền sử bệnh, có thể trong nhà có người mắc phải căn bệnh này khiến cho bạn trở thành đối tượng nguy cơ cao đối với chứng bệnh này.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị không đảm bảo tiêu chuẩn cũng có thể gây nên những yếu tố tác động đến tình trạng viêm nội nhãn chẳng hạn như việc làm dụng tiêm truyền có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm nội nhãn phát triển.
3. Các triệu chứng của viêm nội nhãn
Triệu chứng chủ quan của tình trạng viêm nội nhãn có thể xuất hiện các dấu hiệu về tầm nhìn như mắt nhìn mờ hơn, đau nhức và mức độ đau nhức sẽ tăng dần lên về đêm, mắt bị kích thích gây khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng, sưng nề xung quanh đôi mắt, hoặc có thể xuất hiện tình trạng đau mắt đỏ.
Triệu chứng khách quan của tình trạng viêm nội nhãn cho thấy khi đi khám mắt sẽ gặp trường hợp mi mắt sưng nề, đỏ, kết mạc, cương tụ, giác mạc phù nề thậm chí còn bị thâm nhiễm, có mủ tiền phòng, viêm dịch kính.
Triệu chứng toàn thân, bị viêm nội nhãn mủ thường khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sốt, mất ngủ, kém ăn. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm nội nhãn giai đoạn đầu thường có thể tiến triển âm thầm không gây đau hoặc gây tình trạng mủ.
4. Chẩn đoán viêm nội nhãn
Có thể dựa vào đánh giá xét nghiệm vi sinh bao gồm nhuộm gram và nuôi cấy bệnh phẩm nội nhãn, máu và nước tiểu.
Để chẩn đoán nghi ngờ những trường hợp có khả năng nhiễm viêm nội nhãn có nguy cơ đặc biệt những người đã phẫu thuật mắt trong quá khứ hoặc tình trạng tổn thương mắt. Nhuộm gram cùng với nuôi cấy bệnh phẩm từ tiền phòng và dịch kính được xem như tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán hiệu quả. Bệnh nhân nghi ngờ viêm nội nhãn cũng nên thực hiện cấy máu và nước tiểu để bổ sung kết quả chẩn đoán chính xác hơn
5. Điều trị viêm nội nhãn
Bệnh viêm nội nhãn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cả về thị lực cũng như thực thể toàn thân, do đó cần được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị.
Bác sĩ có thể xem xét tiền sử mắc bệnh, khám và kiểm tra tình trạng bệnh cùng với việc soi đáy mắt bên trong hoặc có thể áp dụng phương pháp siêu âm... Từ đó bác sĩ có căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị và sẽ phụ thuộc vào: nguyên nhân gây nên bệnh viêm nội nhãn, thị lực bên mắt bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị như: sử dụng kháng sinh nội nhãn, đối với trường hợp viêm nội nhãn nội sinh có thẻ sử dụng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch và nội nhãn, trong trường hợp nặng hơn, có thể cắt dịch kính và sử dụng corticoid cho nội nhãn.
Điều trị ban đầu bác sĩ có thể thực hiện bao gồm sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng đường nội nhãn, phổ biến nhất là vancomycin và ceftazidim. Bệnh nhân bị viêm nội nhãn có thể cần sử dụng cả kháng sinh đường nội nhãn và tĩnh mạch. Quá trình điều trị viêm nội nhãn có thể thay đổi dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và nấm cùng với độ nhạy của chúng.
Tiên lượng thị lực kém thường xảy ra ngay cả khi được điều trị sớm và thích hợp với những trường hợp viêm nội nhãn. Những bệnh nhân có thị lực đếm ngón tay hoặc kém hơn lúc đến khám thì nên cân nhắc chỉ định cắt dịch kính và sử dụng corticoid để điều trị viêm nội nhãn. Tuy nhiên, với viêm nội nhãn do nhiễm nấm có thể chống chỉ định với corticoid.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.