Viêm mũi dị ứng trẻ em: Những điều cần biết?

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Khắc Tiệp - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Theo khuyến cáo ARIA: Viêm mũi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc hốc mũi và đặc trưng bởi các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và/ hoặc ngứa mũi. Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 hay nhiều ngày liên tiếp hoặc nhiều hơn 1 giờ trong hầu hết các ngày. Viêm mũi dị ứng được xác định khi các triệu chứng viêm kể trên khởi phát do một yếu tố gây dị ứng.

1. Tác nhân cơ bản của viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở thời thơ ấu và được gây ra bởi một phản ứng miễn dịch thông qua immunoglobulin E (IgE) đối với các chất gây dị ứng khác nhau ở niêm mạc mũi.. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất bao gồm mạt nhà, thú cưng, gián, nấm mốc và phấn hoa.

2. Lứa tuổi nào có thể bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi. Tuy nhiên cũng có một sốt khác biệt tùy theo lứa tuổi, mặc dù vậy sự khác biệt này là không thực sự rõ ràng.

Sự nhạy cảm với dị ứng ngoài nhà như phấn hóa có thể gây viêm mũi dị ứng ở trẻ lớn hơn 2 tuổi; tuy nhiên, phổ biến hơn ở trẻ em trên 4 tuổi. Trong khi đó, sự nhạy cảm với các chất gây dị ứng trong nhà như mạt nhà, gián... có thể xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.


Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em trên 4 tuổi
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em trên 4 tuổi

3. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý trầm trọng, bệnh nhân hiếm khi phải nhập viện điều trị nhưng nó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung, mất ngủ dẫn đến giảm khả năng học tập và lao động. Ngoài ra, nếu không điều trị nó có thể dẫn đến các biến chứng như hen phế quản, viêm xoang, polyp mũi, viêm họng, viêm tai thanh dịch....

4. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Cũng giống như hen phế quản, viêm mũi dị ứng nằm trong nhóm bệnh dị ứng mạn tính. Cho nên, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn và y học không dùng từ “chữa khỏi” với viêm mũi dị ứng mà dùng từ “kiểm soát” với bệnh này nhiều hơn. Mục đích chính của việc điều trị là trẻ bệnh đạt kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng để trẻ bị bệnh này có cuộc sống toàn diện như những trẻ khỏe mạnh khác.


Trẻ bị viêm mũi dị ứng cần được thăm khám và điều trị định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
Trẻ bị viêm mũi dị ứng cần được thăm khám và điều trị định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Để tránh tình trạng trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất. Đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe