Viêm loét và ung thư đại tràng: Rủi ro, tầm soát và hơn thế nữa

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm loét đại tràng có thể gây ra chứng viêm và biến các tế bào lót trong ruột kết thành ung thư. Theo một đánh giá năm 2012, những người bị viêm loét đại tràng có nguy cơ biến chứng thành ung thư cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh.

1. Số liệu tổng quan về ung thư đại tràng

Theo đánh giá năm 2008 của các tài liệu khoa học, khả năng bị ung thư đại trực tràng của 1 người là:

  • 2 % sau khi sống với viêm loét đại tràng trong 10 năm;
  • 8% sau 20 năm;
  • 18% sau 30 năm.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) cũng đã tuyên bố rằng, nguy cơ bị ung thư đại trực tràng của bất kỳ người Mỹ nào đều dưới 5%.

Tuy nhiên, mới đây nhất, nghiên cứu của một số nhà khoa học lại cho thấy tỷ lệ ung thư đại đang giảm ở những người mắc viêm loét đại tràng.

2. Thời gian viêm loét đại tràng ảnh hưởng thế nào đến bệnh ung thư?

Theo Tổ chức Crohn's & Colitis Foundation, nguy cơ ung thư đại tràng sẽ đầu tăng lên khi người bệnh đã sống chung với viêm loét đại tràng trong khoảng từ 8 đến 10 năm. Thời gian viêm loét đại tràng càng lâu thì nguy cơ ung thư càng cao.

Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2019, tỷ lệ ung thư của những người ở Bắc Mỹ tăng lên đáng kể sau khi đã sống với viêm loét đại tràng trong 30 năm.

Trong khi đó, với những người Châu Á sống chung với viêm loét đại tràng từ 10-20 năm sẽ có nguy cơ biến chứng ung thư cao gấp 4 lần so với những người chỉ bị bệnh trong vòng 1-9 năm. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ ung thư đại tràng theo thời gian không được coi là có ý nghĩa thống kê nên việc tiến hành thêm các nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết.

3. Mức độ viêm loét đại tràng có làm tăng nguy cơ mắc ung thư?

Theo nghiên cứu, những người bị viêm toàn bộ đại tràng sẽ có nguy cơ mắc ung thư rất cao. Ngược lại, tỷ lệ viêm càng ít thì nguy cơ sẽ giảm dần.

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh bị biến chứng viêm đường mật xơ cứng nguyên phát (PSC) do viêm loét đại tràng thì sẽ ảnh hưởng đến các ống dẫn mật và từ đó gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.


Viêm loét đại tràng có nguy cơ trở thành ung thư đại tràng
Viêm loét đại tràng có nguy cơ trở thành ung thư đại tràng

4. Khám sàng lọc ung thư đại tràng

Vì nguy cơ ung thư sẽ tăng lên theo thời gian nếu bạn bị viêm loét đại tràng nên điều quan trọng là phải khám sàng lọc thường xuyên. Những người bị viêm loét đại tràng nên nói chuyện với bác sĩ để được chỉ định nội soi hay tiến hành các xét nghiệm có thể giúp phát hiện ung thư.

Ung thư đại tràng nếu được phát hiện sớm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị. Theo thống kê, những người viêm loét đại tràng nếu tầm soát ung thư thường xuyên sẽ giảm tỷ lệ phát triển ung thư lên đến 42%. Tỷ lệ ung thư giảm 64%.

4.1 Nội soi đại tràng tiến hành như nào?

Trong nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài, mềm dẻo có camera ở cuối để quan sát bên trong ruột kết bên trong của người bệnh. Kỹ thuật này giúp bác sĩ có thể phát hiện các polyp trong niêm mạc ruột, đồng thời loại bỏ những khối u (nếu có) để ngăn chúng chuyển thành ung thư. Nếu cần thì mẫu mô trong quá trình nội soi đại tràng sẽ được đem đi sinh thiết để xác định có chứa tế bào ung thư hay không.

4.2 Tần suất sàng lọc

Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên nội soi tầm soát ung thư thường xuyên hay không, khi đã mắc bệnh viêm loét đại tràng từ 8 năm trở lên.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh viêm loét đại tràng nội soi từ 1-3 năm/lần. Một số trường hợp có thể cần làm xét nghiệm thường xuyên hoặc ít hơn, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

5. Cách giảm thiểu rủi ro mắc ung thư đại tràng

Một số điều mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng và cải thiện khả năng phát hiện tình trạng bệnh, bao gồm:

  • Hỏi bác sĩ về việc dùng các loại thuốc như sulfasalazine (Azulfidine), vedolizumab (Entyvio) hoặc mesalamine (Asacol HD, Pentasa)...để giúp kiểm soát viêm loét đại tràng và giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng viêm loét đại tràng.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn bị ung thư đại trực tràng hoặc gần đây đã được chẩn đoán.
  • Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt hoặc bánh mì.
  • Hạn chế thịt đỏ, các loại thịt chế biến sẵn...vì chúng có liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng.
  • Tránh uống rượu hoặc giới hạn không quá 1 ly mỗi ngày.
  • Cố gắng tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao thể lực.

Bổ sung trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng
Bổ sung trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Trong quá trình dõi sức khỏe khi bị viêm loét đại tràng, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu biến chứng sau thì cần thông báo cho bác sĩ, chúng bao gồm:

  • Thay đổi số lần đi tiêu;
  • Máu trong phân;
  • Phân loãng hơn bình thường;
  • Khí thừa;
  • Cảm giác đầy hơi hoặc đầy bụng;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Giảm cân không có kế hoạch;
  • Mệt mỏi hơn bình thường;
  • Nôn mửa.

Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm tại Vinmec, khách hàng sẽ được:

  • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
  • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
  • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

Với hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp cho quá trình thăm khám tại Vinmec trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  • Bye WA, et al. (2017). Strategies for detecting colon cancer in patients with inflammatory bowel disease.
    cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD000279.pub4/full
  • Jess T, et al. (2012). Risk of colorectal cancer in patients with ulcerative colitis: A meta-analysis of population-based cohort studies.
    cghjournal.org/article/S1542-3565(12)00109-7/fulltext
  • Lakatos PL, et al. (2008). Risk for colorectal cancer in ulcerative colitis: Changes, causes and management strategies.
    wjgnet.com/1007-9327/full/v14/i25/3937.htm
  • Mayo Clinic Staff. (2018). Primary sclerosing cholangitis.
    mayoclinic.org/diseases-conditions/primary-sclerosing-cholangitis/symptoms-causes/syc-20355797
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe