Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không?

Viêm gan A là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Số lượng người nhiễm viêm gan A ngày càng tăng cao. Viêm gan A có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống và công việc của người bệnh.

1. Viêm gan A là gì?

Viêm gan A do virus Hepatitis A gây ra, hay còn gọi là virus HAV. Virus HAV có thể lây nhiễm, thường gặp ở các nước đang phát triển và các nước trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đa số các trường hợp mắc viêm gan A đều có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi được chữa khỏi, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với virus HAV.

2. Triệu chứng của viêm gan A

Cũng như một số bệnh viêm gan khác, thời gian đầu, bệnh nhân mắc viêm gan A không có bất kỳ triệu chứng nào. Sau khi virus xâm nhập cơ thể khoảng 2 - 6 tuần, thông thường là khoảng 4 tuần, bệnh nhân mới bắt đầu có các triệu chứng như:

  • Vàng da, vàng mắt;
  • Nước tiểu có màu sẫm hơn;
  • Phân có màu nhạt;
  • Cơ thể ngứa ngáy;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau nhức khắp người;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau bụng dưới.

Buồn nôn là triệu chứng của viêm gan A
Buồn nôn là triệu chứng của viêm gan A

Các triệu chứng cụ thể của người nhiễm viêm gan A có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, sức đề kháng, tình trạng sức khỏe hiện tại.

Điều đáng mừng là viêm gan A không nguy hiểm như viêm gan Bviêm gan C. Bệnh không dẫn đến những bệnh lý gan mãn tính khác. Đa số các trường hợp mắc bệnh sẽ được chữa khỏi trong khoảng 1 tháng.

3. Viêm gan A lây qua đường nào?

Viêm gan A là bệnh lây nhiễm. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ đâu trên thế giới, bất cứ nơi nào chưa có miễn dịch với virus viêm gan A. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống, nên các khu vực không đảm bảo vệ sinh rất dễ bùng phát thành đại dịch.

Virus viêm gan A tồn tại trong thức ăn, nước uống, môi trường đất và các vật dụng trong gia đình. Trong phân và nước tiểu của người bệnh cũng chứa virus gây bệnh. Do đó, nếu nguồn nước thải không được xử lý sẽ tạo ra ô nhiễm môi trường, phát tán virus rộng rãi.

Các con đường lây nhiễm virus viêm gan A gồm:

  • Virus viêm gan A lây qua đường ăn uống;
  • Virus viêm gan A lây qua đường hô hấp (rất hiếm);
  • Virus viêm gan A lây qua đường nước bọt (rất hiếm).

4. Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không?

Virus viêm gan A có trong máu rất ít nên viêm gan A không lây truyền qua máu, cũng không lây truyền từ mẹ sang con. Chủ yếu viêm gan A lây qua đường ăn uống.


Viêm gan A không lây từ mẹ sang con
Viêm gan A không lây từ mẹ sang con

Người khỏe mạnh có nguy cơ lây nhiễm viêm gan A nếu:

  • Ăn thức ăn chứa virus viêm gan A, thức ăn do người mắc viêm gan A chế biến mà không rửa tay kỹ;
  • Uống nước ở nguồn ô nhiễm có chứa virus viêm gan A;
  • Ăn các loại sinh vật sống ở nguồn nước ô nhiễm có chứa virus viêm gan A mà chưa được nấu chín ký: ốc, sò, hến...;
  • Thường xuyên tiếp xúc với người bệnh viêm gan A.

5. Cách phòng bệnh viêm gan A

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống hay chế biến đồ ăn;
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường;
  • Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm;
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi;
  • Gọt vỏ khi ăn trái cây;
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người mắc viêm gan A như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, xô, chậu, bát, đũa.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe