Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng bệnh viêm gan cấp tính mức độ nặng ở trẻ em chưa xác định nguyên nhân. Mặc dù Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh nào, tuy nhiên với sự phức tạp của bệnh việc cha mẹ chủ động cập nhật kiến thức giúp cho quá trình phòng ngừa tốt hơn.
1. Tình trạng viêm gan cấp tính
Viêm gan xuất hiện khi tế bào gan bị viêm và huỷ hoại. Gan chính là bộ phận cho nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như tổng hợp các protein chứa acid amin cần thiết hoặc khử động cho cơ thể ... Vì vậy khi gan bị tổn thương có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: chảy máu hoặc biến chứng rò mật ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh cũng như nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm gan có thể gây ra do nguyên nhân virus, rượu bia, hoặc các hoá chất khác và cũng có thể do một số rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch. Vì thế tình trạng viêm gan diễn ra có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Với các loại virus chính đã được chứng minh gây ra bệnh viêm gan virus cấp tính ở người bao gồm các loại virus viêm gan A, B, C, D và E. Đa số các trường hợp viêm gan cấp tính do 5 loại virus này gây ra có thể tự phục hồi trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, và chỉ có một số đối tượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có diễn biến tình trạng viêm gan tối cấp, thậm chí gây ra tình trạng tử vong. Một số trường hợp người bệnh mắc viêm gan virus B, C cấp tính có thể tiến triển thành viêm gan virus B, C mãn tính. Tuy nhiên với viêm gan virus A, B và D hiện nay có thể được phòng ngừa bằng vắc -xin.
2. Viêm gan cấp tính ở trẻ em mức độ năng không rõ nguyên nhân
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đã nhận được báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện nhiều trường hợp mắc viêm gan cấp tính ở mức độ nặng nhưng chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em mà những trẻ em này ở thời gian trước đó được xác định là khoẻ mạnh. Tính đến tháng 5 năm 2022 có khoảng 300 trẻ em mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở 20 nước trên thế giới. Trong số những trẻ này có 9 trẻ bị tử vong. Bệnh viêm gan cấp tính có thể xảy ra ở những trẻ có độ tuổi rất nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhi đều có khả năng phục hồi hoàn toàn. Nhưng vẫn có một số trường hợp chuyển nặng và cần phải thực hiện kỹ thuật ghép gan chiếm tỷ lệ 10%.
3. Những nghi vấn xung quanh tình trạng mắc viêm gan cấp tính ở trẻ em
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO các trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính đều có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, men gan tăng cao một cách rõ rệt và đa số các bệnh nhi đầu không có dấu hiệu sốt.
Các chuyên gia của WHO cho rằng những đợt viêm gan cấp tính ở trẻ em này không phải do virus viêm gan gây ra mà có thể do một loại virus khác. Những kết quả nghiên cứu ban đầu, các nhà khoa học đã xác định và loại trừ nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm gan cấp tính không phải do virus A, B, C, D và E cùng với các nguyên nhân khác của viêm gan cấp tính. Dựa vào kết quả này cho thấy có thể do một loại virus khác nhóm này được nghi vấn là tác nhân gây bệnh. Và virus đó có thể là Adenovirus.
Lý do virus Adenovirus được nhắc đến trong các trường hợp trẻ em mắc viêm gan cấp tính do vị trí mắc bệnh của những trẻ này có sự lưu hành virus Adenovirus cao và đây cũng chính là loại virus gây bệnh đường hô hấp. Trong quá trình nghiên cứu được thực hiện xét nghiệm các trường hợp mắc viêm gan cấp tính, thì virus Adenovirus được phát hiện trong 74 trường hợp với tỷ lệ khá cao.
Ngoài nghi vấn nhiễm virus Adenovirus ở trẻ em, các nhà nghiên cứu cũng xác định được có 20 trường nhiễm SARS-CoV 2, trong đó có tới 19 trường hợp vừa nhiễm SARS-CoV 2 và vừa nhiễm virus Adenovirus.
Trường hợp viêm gan cấp tính được báo cáo phần lớn ở Anh. Đồng thời mới đây cũng được báo cáo có sự gia tăng đáng kể các trường hợp trẻ em nhiễm virus Adenovirus trong cộng đồng. Kết quả này được thực hiện thông qua giám sát virus trong các mẫu phân của trẻ. Tương tự Hà lan cũng đang được báo cáo có sự gia tăng lưu hành virus Adenovirus trong cộng đồng.
Mặc dù vậy vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để khẳng định chắc chắn vai trò của virus Adenovirus trong việc gây bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ. Vì có một số kết quả cho thấy có sự không phù hợp với những dẫn chứng trong y văn trước đó: tác nhân Adenovirus type F41 không gây ra bệnh cảnh lâm sàng ở mức độ nghiêm trọng như đã được báo cáo hiện nay. Nhiễm virus Adenovirus có thể là tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng nhẹ đồng thời có khả năng tự khỏi. Virus lây lan từ người sang người và gây bệnh phổ biến ở đường hô hấp nhưng tuỳ thuộc vào loại virus mà có thể gây ra các bệnh cảnh khác nhau như: viêm dạ dày ruột, viêm kết mạc hoặc viêm bàng quang.
Hiện nay theo thống kê đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có hơn 50 loại virus Adenovirus có thể gây ra nhiễm trùng ở người và gây ra tình trạng tiêu chảy, nôn, sốt cùng với các triệu chứng hô hấp. Mặc dù đã có báo cáo trường hợp viêm gan ở trẻ em bị suy giảm nhiễm dịch do virus Adenovirus gây ra nhưng virus Adenovirus type 41 thì chưa từng được biết đến là nguyên nhân gây viêm gan ở trẻ khoẻ mạnh.
4. Một số cách giúp phát hiện tình trạng trẻ bị viêm gan cấp tính
Mặc dù chưa có nguyên nhân rõ ràng về tình trạng mắc viêm gan cấp tính ở trẻ em nhưng khi trẻ có những triệu chứng như vàng da, đi tiểu có màu sẫm, hoặc có kèm theo cả sốt, mệt mỏi, quấy khóc nhiều, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Cha mẹ lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì khi gan đã tổn thương việc dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng, thậm chí là nguy hiểm cho gan.
Tình trạng viêm gan có thể do bất kỳ nguyên nhân nào nhưng cần thực hiện điều trị đúng phác đồ để mang lại hiệu quả tối ưu.
Hiện nay, Việt Nam chưa xuất hiện trường hợp viêm gan cấp tính ở trẻ em. Tuy nhiên, khả năng virus vào Việt Nam cũng rất cao và khó có thể tránh khỏi được. Vì vậy, cha mẹ cần cảnh giác và đặc biệt chú ý đến trẻ. Khi gặp những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ sinh môi trường sống giúp giảm thiểu tình trạng lây lan bệnh nhiễm trùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: cdc.gov/mmwr - .cdc.gov/media