Sự khác biệt giữa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Gan là một cơ quan quan trọng xử lý các chất dinh dưỡng, lọc máu và chống lại nhiễm trùng. Khi gan bị viêm hoặc bị hư hại, chức năng của nó sẽ bị ảnh hưởng. Có nhiều loại virus gây viêm gan bao gồm Virus viêm gan A (HAV), B (HBV), C (HCV), D (HDV), E (HEV), G(HGV), ngoài ra còn có một số virus cũng làm tổn thương gan nhưng không được xếp vào loại virus hướng gan như CMV, EBV,... trong đó Virus A, B, C là hay gặp nhất. Bệnh nhân viêm gan có thể do 1 loại virus hay đồng nhiễm hai hoặc 3 loại virus khác nhau gây ra.

1. Viêm gan là gì?

Viêm gan tức là gan bị viêm hoặc bị hư hại, tổn thương. Sử dụng rượu nặng, độc tố, và một số loại thuốc có thể gây viêm gan. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do virus viêm gan gây ra. Viêm gan virus mạn đa số tiến triển âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, khi phát hiện ra bệnh đã chuyển thành xơ gan. Các loại virus viêm gan phổ biến nhất là virus viêm gan A, virus viêm gan B và virus viêm gan C.

1.1 Viêm gan A là gì?

Viêm gan A là một bệnh nhiễm trùng gan rất dễ lây lan do virus viêm gan A gây ra. Bệnh nhẹ kéo dài một vài tuần đến vài tháng. Mặc dù diễn biến lành tính, tuy nhiên viêm gan A có thể gây tử vong ở một số người. Viêm gan A thường lây lan khi một người vô tình ăn phải thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm hay tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Virus viêm gan A thuộc họ Picornaviridae, thuộc nhóm Piconavirus, là virus nhỏ, hình khối đa diện (hoặc hình cầu) đường kính 27 nm, ARN một sợi đơn nucleotit. hình thể giống hình cầu. Virus không có bao ngoài (virus trần)

Sức đề kháng: HAV có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh và với hoá chất, chịu được 600C trong 1 giờ, chịu được pH 3 trong 3 giờ. Để lạnh -200C đến -700C virus sống được hàng năm và không mất hoạt tính gây bệnh. Virus bị bất hoạt bởi Chloramin ở nồng độ 1mg/ lít/ 30 phút nên nước được xử lý bằng Chloramin không còn HAV. Đun sôi 1000C/30 phút, sấy khô 1600C/ giờ sẽ huỷ được virus này.

- Thời gian ủ bệnh từ 15- 45 ngày, trung bình 30 ngày. Phần lớn các trường hợp nhiễm HAV không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, bệnh tự khỏi. Các triệu chứng sốt, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi không không rõ nguyên nhân kéo dài 3- 6 ngày, có các rối loạn về men gan, tăng transaminase và tăng bilirubin. Tiếp theo là giai đoạn hoàng đản (vàng da) kéo dài vài ba tuần khỏi hoàn toàn trong vòng 8- 12 tuần không chuyển thành mạn tính, không có tình trạng người lành mang virus.

Thể viêm gan tối cấp rất ít. Trong các trường hợp nặng tế bào gan bị huỷ hoại nhiều, dẫn đến tử vong (1/ 1000- 1/ 10.000 người bệnh).

1.2 Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do vi rút tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mãn tính, ước tính có đến gần 1/3 dân số thế giới mắc bệnh, tỷ lệ mắc nhiều nhất tại các nước đang phát triển. Đối với một số người bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, có nghĩa là bệnh kéo dài hơn 6 tháng tăng nguy cơ dẫn đến suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan. Sau khi nhiễm virus, có khoảng 10% số người nhiễm bệnh khởi phát thành viêm gan cấp, số còn lại không có triệu chứng, tiến triển âm thầm. Đây chính là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Bệnh lâu dần có thể tiến triển thành xơ gan, suy gan và cuối cùng là ung thư tế bào gan.

Virus Viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, nhóm Hepadnavirus. Vỏ là Lipoprotein, ở ngoài có các kháng nguyên bề mặt HBs. Bên trong là lớp nucleocapxit , bao quanh ADN có các kháng nguyên HBc và HBe

Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), Nếu HBsAg tồn tại sau 6 tháng sau khi khỏi bệnh được gọi là nhiễm trùng mạn tính (hay là mang HBsAg mạn tính) rất nguy hiểm cho người khác. Trong viêm gan mạn HBsAg có thể tồn tại nhiều năm hoặc hết đời

Kháng nguyên lõi (HBcAg) là thành phần bên trong lõi virus , được bao bọc bởi bao ngoài nên không có trong máu dưới dạng tự do, vì vậy các kỹ thuật miễn dịch học thường không phát hiện được .

HBV có sức đề kháng cao và cao hơn cả HAV. Virus có thể tồn tại ở nhiệt độ buồng trong 6 tháng, ở 1000C trong 20 phút, ở 580C trong 24 giờ; không bị huỷ bởi Ete . HBsAg rất bền vững, vẫn tồn tại sau 20 năm ở -200C, dưới tác dụng của nhiều enzym và dung môi hữu cơ. HBV bị bất hoạt bởi formalin 5%/12 giờ, Cloramin 3%/2giờ. Muốn huỷ virus hoặc HBsAg phải khử trùng rất kỹ (đun sôi 30 phút hoặc sấy khô, hấp ướt ).

Virus lây bệnh chủ yếu đường máu: tiêm truyền, truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm, châm, tiếp xúc với máu có virus ( mổ, chữa răng, lấy máu xét nghiệm máu, làm việc ở các trung tâm máu, thận nhân tạo...). Virus có thể lây qua đường sinh dục và mẹ truyền qua thai nhi.

Thể lâm sàng viêm gan virus B phức tạp, dễ chuyển thành mạn tính. ủ bệnh kéo dài 30-120 ngày, khởi phát bệnh âm thầm, kéo dài. Thể vàng da chiếm 10%. Bà mẹ nhiễm HBV trong những tháng đầu mang thai không làm cho thai nhi bị dị tật. Nếu bà mẹ nhiễm HBV ở 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai thì 60% có nguy cơ lây bệnh cho con. Mức độ lây bệnh cho con càng cao nếu người mẹ mang đồng thời HBsAg và HBeAg (có thể lây tới 100%).

Nhiễm virus ở lứa tuổi nhỏ thường dễ tiến triển thành các dạng mạn tính nghiêm trọng. Tần suất tiến triển thành dạng mạn tính ở trẻ em nhiễm virus từ mẹ rất cao 40-80%, trong khi đó tỷ lệ này ở người trưởng thành là 5-10%.

1.3 Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh lặng lẽ nhưng những hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Tuy là thế nhưng bệnh viêm gan C hiện nay rất ít được quan tâm để ý. Thế giới mỗi năm có khoảng 3% dân số bị mắc bệnh viêm gan C và khoảng 170 triệu người lành mang trong mình virus viêm gan C.

Virus viêm gan C là tác nhân chủ yếu gây viêm gan sau truyền máu. Tuỳ theo từng vùng, 70-90% các trường hợp sau truyền máu và khoảng 30- 40% viêm gan tản phát không rõ nguyên nhân là do virus viêm gan C . Theo các nghiên cứu khác nhau, từ 50-70% các trường hợp nhiễm virus có thể tiến triển thành dạng mạn tính.

Virus viêm gan C thuộc họ Togaviridae, lõi ARN , có kích thước 50-60 nanomet với chuỗi ARN đơn, có vỏ lipoprotein bao bọc . Hiện nay đã xác định được 12 genotyp khác nhau của HCV và xếp vào các typ I, II, III, IV, V, và VI khác nhau về phân bố dịch tễ học và độc lực gây bệnh. Các týp II của HCV có tần suất chuyển sang xơ gan cao hơn.

Các kháng nguyên : HCV có cấu trúc kháng nguyên phức tạp

Sức đề kháng : giống như HBV, virus có khả năng chịu đựng tốt ở ngoại cảnh

Đường lây truyền HCV Chủ yếu bằng đường truyền máu. Các sàng lọc máu người trong những năm trước chưa phát hiện được HCV nên con đường truyền máu là đường lây bệnh chủ yếu của HCV. Các đường khác : chích ma tuý, tiêm, phẫu thuật, nội soi, sinh thiết, thẩm phân máu, thẩm phân phúc mạc, ghép cơ quan đều lây truyền HCV. Ngoài ra còn lây theo đường tình dục .

Hiện nay sự hiểu biết về sinh bệnh học của HCV còn rất hạn chế.

Viêm gan do HCV có thời gian ủ bệnh 30-120 ngày, trung bình 2 tháng.

Các biểu hiện viêm gan do HCV :

* Viêm gan cấp : sau khi nhiễm HCV, phần lớn (75%) không có biểu hiện lâm sàng. Một số có biểu hiện viêm gan cấp như một số men tăng cao, hoàng đản, rối loạn tiêu hoá . Từ khi có biểu hiện lâm sàng và sinh hoá của viêm gan cấp đến khi tìm được anti HCV khoảng 15 tuần (ngắn nhất là 4 tuần). Như vậy anti HCV xuất hiện muộn.

*Viêm gan mạn : được xác định trên cơ sở men ALT ( Alanine aminotransferase ) tăng cao trên 6 tháng. Tần suất chuyển sang mạn tính của viêm gan C rất cao 50-70% ( trong khi HBV là 10-20%).

- 20-30% viêm gan mạn tiến triển sau một thời gian có thể phát triển thành xơ gan với 30% trong số này có thể dẫn đến ung thư gan tiên phát sau 10-20 năm.


Virus gây bệnh viêm gan do virus
Virus gây bệnh viêm gan do virus

2. Sự khác biệt giữa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C

Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C là những bệnh nhiễm trùng gan do ba loại virus khác nhau gây ra. Mặc dù mỗi loại có thể gây ra các triệu chứng tương tự, chúng có các phương thức lây truyền khác nhau và có thể ảnh hưởng đến gan khác nhau.

Viêm gan A thường là một bệnh nhiễm trùng ngắn hạn và không trở thành mãn tính. Viêm gan B và viêm gan C cũng có thể bắt đầu như nhiễm trùng cấp tính, ngắn hạn, nhưng ở một số người, virus vẫn tồn tại trong cơ thể, dẫn đến bệnh mãn tính và các vấn đề về gan lâu dài. Có vắc-xin để ngăn ngừa viêm gan A và viêm gan B; tuy nhiên, không có vắc-xin viêm gan C.

Một số điểm khác biệt giữa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C bao gồm:

2.1 Triệu chứng bệnh

  • Viêm gan A: Các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sau vài tuần khi nhiễm virus viêm gan A. Các triệu chứng thường gặp là sốt, tiêu chảy, đau bụng, đau cơ, đau khớp. Phần lớn các triệu chứng không hoặc ít xuất hiện rõ nét. Thường các triệu chứng xuất hiện khi bệnh chuyển biến nặng
  • Viêm gan B: Các triệu chứng của bệnh viêm gan B cũng khó nhận biết, một số triệu chứng phổ biến thường gặp như sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nôn, buồn nôn, vàng da...
  • Viêm gan C: Đây là một loại nhiễm trùng cấp tính nhưng nếu kéo dài trên 6 tháng thì sẽ được coi là tình trạng mãn tính và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đau khớp, vàng da

2.2 Đường lây truyền

  • Viêm gan A: Viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, vi rút viêm gan A lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với phân hoặc các đồ vật, dụng cụ có dính phân của người bị viêm gan A qua đường miệng. Các vi rút gây bệnh này sẽ theo đường tiêu hóa đi vào trú ngụ và tấn công gan của người bị lây nhiễm.
  • Viêm gan B: Vi rút viêm gan B lây qua đường máu. Tức là khi tiếp nhận trực tiếp máu của người bị viêm gan B khi dùng chung bơm kim tiêm, sử dụng chung dao cạo râu, hay tiếp xúc trực tiếp vết xước với máu nhiễm vi rút sẽ bị lây nhiễm bệnh viêm gan B. Viêm gan B còn có tính di truyền từ mẹ sang con. Những người bị viêm gan B khi sinh con cũng sẽ truyền loại vi rút này sang con. Viêm gan B có thể lây lan qua đường tình dục. Việc quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Viêm gan C: Viêm gan C có thể lây truyền thông qua máu của người nhiễm bệnh. Những người tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm cũng có nguy cơ cao bị viêm gan C. Viêm gan C cũng có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.

Đường lây truyền của virus viêm gan
Đường lây truyền của virus viêm gan

2.3 Mức độ nguy hiểm

  • Viêm gan A: Bệnh viêm gan A có thể tự khỏi hoặc được chữa khỏi nhanh chóng nếu được điều trị tích cực. Do đó, người bệnh không cần quá lo lắng về căn bệnh, chỉ cần yên tâm điều trị tốt thì sẽ loại bỏ được vi rút viêm gan A.
  • Viêm gan B: Bệnh sẽ diễn tiến từ nhẹ đến nặng theo các mức độ khác nhau từ viêm gan B cấp tính, mãn tính và viêm gan B nặng (giai đoạn cuối). Bệnh thường gây nguy hiểm cao và dễ chuyển thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị nhanh chóng và phù hợp.
  • Viêm gan C: Trong vòng thời gian từ 20-30 năm, viêm gan C mãn tính có thể gây xơ gan, và suy giảm chức năng gan. Viêm gan C cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư gan hoặc suy gan

2.4 Các đối tượng cần tiêm phòng viêm gan

Đối với viêm gan A

  • Tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên
  • Gia đình và người chăm sóc người nhận nuôi từ các quốc gia nơi thường gặp viêm gan A
  • Những người sử dụng ma túy
  • Những người bị bệnh gan mãn tính hoặc lâu dài, bao gồm viêm gan B hoặc viêm gan C
  • Người bị rối loạn yếu tố đông máu
  • Những người tiếp xúc trực tiếp với những người bị viêm gan A
  • Bất cứ ai muốn có được miễn dịch (bảo vệ)
  • Những người đang trải qua tình trạng vô gia cư
  • Khách du lịch đến quốc gia có bệnh viêm gan xảy ra phổ biến

Đối với viêm gan B

  • Tất cả trẻ sơ sinh
  • Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc tình dục bao gồm: những người có bạn tình bị viêm gan B, những người hoạt động tình dục không có mối quan hệ một vợ một chồng.
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với máu bao gồm: những người tiêm chích ma túy, những người sống chung với người bị viêm gan B, cư dân và nhân viên của các cơ sở cho người khuyết tật phát triển, nhân viên y tế và nhân viên an toàn công cộng có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm máu trong công việc
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo và tiền lọc máu, lọc màng bụng và bệnh nhân chạy thận tại nhà
  • Người mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường từ 60 tuổi trở lên nên hỏi bác sĩ.
  • Du khách đến nơi thường xảy ra viêm gan B
  • Người bị viêm gan C
  • Người mắc bệnh gan mạn tính
  • Người nhiễm HIV

Đối với viêm gan C:

Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa bào chế ra vắc - xin tiêm phòng viêm gan C. Vì vậy, dưới đây là một số cách ngừa viêm gan C cần lưu ý: Không dùng chung kim tiêm. Tránh phơi nhiễm trực tiếp với máu hoặc các chế phẩm từ máu. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Cân nhắc trước khi xăm hình, xỏ khuyên. Quan hệ tình dục an toàn

Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec địa chỉ tin cậy dành cho những khách hàng có nhu cầu tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa viêm gan A và B

-Vắc-xin phòng ngừa viêm gan A gồm:

+Avaxim 80UI 0,5ml của Sanofi (Pháp),

+Havax 0.5ml của Công ty TNHH MTV Vaccin và sinh phẩm số 1 (Việt Nam).

-Vắc-xin phòng ngừa viêm gan B gồm

Vắc xin Engerix B 10mcg/0.5ml, Vắc xin Engerix B 20mcg/1ml của hãng Glaxo Smith Kline (Bỉ)

-Vắc-xin tích hợp Viêm gan A+ Viêm gan B Twinrix 1ml của công ty GSK - Bỉ và. Đây là những loại vắc-xin được sản xuất bởi các công ty uy tín

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin được sản xuất bởi các công ty uy tín được cấp phép bởi bộ Y tế phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.


Vắc-xin phòng ngừa viêm gan A: Avaxim 80UI 0,5ml của Sanofi (Pháp)
Vắc-xin phòng ngừa viêm gan A: Avaxim 80UI 0,5ml của Sanofi (Pháp)
  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy đã có 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa. Bác sĩ đã được đào tạo bài bản trong nước và ngoài nước như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Lilli, Cộng Hòa Pháp. Trước khi làm việc chính thức tại Đơn nguyên Vắc xin - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, bác sĩ Thủy công tác tại Bệnh viện Thanh Nhàn và hợp tác part-time với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe