Vì sao trẻ khóc khi nhìn thấy thức ăn?

Mối quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ là tình trạng ăn uống của con. Trong nhiều trường hợp, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc khi nhìn thấy thức ăn, nôn ọe hay nôn trớ khi ăn. Vì vậy, hiểu rõ được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hợp lý các tình trạng trên sẽ giúp cha mẹ có chế độ chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Trẻ bị nôn ọe khi ăn

Trẻ bị nôn ói khi ăn là một tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và làm cho trẻ không ăn, khóc khi nhìn thấy thức ăn. Các nguyên nhân dẫn đến nôn ói của trẻ khi ăn có thể kể đến như sau:

1.1 Nôn do nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa là một trong những yếu tố làm cho trẻ bị nôn ói khi ăn trong thời gian kéo dài:

  • Tình trạng viêm nhiễm, tổn thương dạ dày do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus.
  • Thức ăn trong khẩu phần ăn của bé không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn tới ngộ độc thức ăn.
  • Trẻ bị các bệnh lý như hẹp phì đại môn vị, nhiễm trùng tiêu hóa, tắc ruột...
  • Ho, cảm và nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan...

1.2 Nôn trớ ở trẻ

Đây là tình trạng thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ còn bú sữa mẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu và non nớt, các van trong dạ dày chưa hoạt động một cách đồng bộ. Nôn trớ ở trẻ khi ăn được xem là lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp chúng lại là biểu hiện của một số bệnh lý như sau:

1.3 Nôn trớ bệnh lý

Tình trạng xảy ra khi trẻ nôn kết hợp với các biểu hiện sốt, co giật kèm theo phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng... Trong trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác, vì rất có thể bé đang bị các tình trạng bệnh lý như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng dạ dày – ruột, viêm màng não, hẹp môn vị, rối loạn vận động dạ dày....


Trẻ nôn ói khi ăn có thể làm trẻ khóc khi nhìn thấy thức ăn
Trẻ nôn ói khi ăn có thể làm trẻ khóc khi nhìn thấy thức ăn

1.4 Nôn trớ sinh lý

Tình trạng xảy ra do dạ dày bé còn nhỏ, nằm ngang nên dễ bị nôn trớ. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi trẻ sau 7 – 8 tháng tuổi.

2. Cha mẹ nên xử lý tình trạng nôn ói ở trẻ theo phương pháp gì?

Khi gặp tình trạng trẻ nôn ọe khi ăn, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn khăn và vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho bé. Bên cạnh đó, mẹ tuyệt đối không xốc trẻ lên khi đang nôn để tránh tình trạng dịch đi vào phổi gây hại cho sức khỏe. Để tránh tình trạng trẻ trẻ nôn, cha mẹ nên quàng khăn vào cổ cho bé khi ăn.

Một trong những nguyên tắc khi khắc phục tình trạng trẻ hay nôn trớ khi ăn là cha mẹ không lớn tiếng quát nạt khiến bé sợ hãi. Theo đó, mẹ cần nhẹ nhàng, thực hiện vuốt nhẹ ở lưng hoặc ngực theo chiều từ trên xuống dưới kết hợp với trò chuyện vui vẻ để giúp trẻ quên đi sợ hãi.

Bên cạnh đó để tránh tình trạng nôn trớ tái diễn nhiều lần, cha mẹ nên tập cho bé thói quen nằm đúng tư thế, kê cao phần thân trên và phần đầu cao hơn phần thân dưới khi ăn. Trường hợp bé vừa ăn vào là bị nôn ra cùng với thức ăn, sữa, mẹ cần nhanh chóng cho bé nằm nghiêng về một phía để không cho dịch tràng vào phổi. Ngay sau khi trẻ vừa nôn, mẹ cần thực hiện vệ sinh mũi miệng, áo quần để hạn chế mùi khó chịu từ dịch nôn ra, tránh tình trạng bé vừa nôn xong là mẹ tiếp tục cho bé ăn ngay.

Tình trạng nôn sẽ làm trẻ mất một lượng nước và chất điện giải, vì vậy cha mẹ nên có biện pháp bổ sung bù đủ lượng nước và chất điện giải cho bé. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và độ tuổi mà cha mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng nước lọc đã đun sôi hoặc các loại nước hoa quả... và lưu ý cho trẻ uống với tốc độ chậm hoặc có thể dùng muỗng nhỏ để đút cho bé. Một số biểu hiện cho thấy tình trạng mất nước ở trẻ như sau:

  • Tình trạng mất nước nhẹ: Trẻ khát nước, môi khô hơn bình thường. Cha mẹ cần theo dõi để có biện pháp bù nước hợp lý cho bé.
  • Tình trạng mất nước nặng: Tần suất đi tiểu giảm (trẻ không đi vệ sinh hoặc không ướt tã trong 4 – 6 giờ), môi khô, mắt trũng và khóc không thấy nước mắt, bàn chân bàn tay lạnh. Khi trẻ có một trong các biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay.

Trong trong trường hợp tình trạng nôn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.


Mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng nước lọc đã đun sôi
Mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng nước lọc đã đun sôi

3. Cách khắc phục tình trạng nôn ọe của trẻ khi ăn

Nôn ọe khi ăn là một trong những nguyên nhân khiến bé cảm thấy sợ hãi thức ăn dẫn đến tình trạng trẻ không ăn, hay khóc thét khi nhìn thấy thức ăn. Tuy nhiên tình trạng này có thể được khắc phục bằng chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý cho trẻ như sau:

  • Đối với bé đang được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: Mẹ cần tránh thói quen cho bé bú quá no, thay vào đó nên chia thành nhiều lần bú trong ngày và để trẻ bú từ từ. Bên cạnh đó mẹ cần lưu ý tìm tư thế bú cho trẻ thoải mái nhất.
  • Mẹ nên kê đầu và thân bé nằm trên một đường thẳng trong trường hợp cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc bế.
  • Trong trường hợp cho trẻ bú nằm, mẹ cần lưu ý để đầu trẻ đặt cao hơn thân trên nhằm hạn chế tình trạng trào ngược.

Sau khi trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết, mẹ nên bế trẻ lên và vỗ nhẹ tay trên lưng nhằm giúp bé ợ hơi, tránh trường hợp cho bé nằm ngay sau khi bú có thể dẫn đến tình trạng trẻ nôn ọe khi ăn.

Đối với trẻ bú bình tình trạng trẻ ăn vào bị nôn ra là do lượng lớn không khí đi vào dạ dày khi trẻ đang bú. Vì vậy, cha mẹ nên giữ cho sữa luôn ngập miệng bình khi cho trẻ bú.

Đối với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ cũng khác nhau. Vì vậy, cha mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng đầy bụng, trào ngược hay tâm lý ăn uống ở trẻ. Thay vào đó, khẩu phần ăn cho trẻ nên được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và đảm bảo đủ số lượng và lượng dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý một số vấn đến trong chế độ chăm sóc trẻ giúp hạn chế tình trạng nôn ói khi ăn như sau:

  • Đối với trẻ đang ở giai đoạn tập ăn dặm, khẩu phần ăn cho bé nên được thay đổi dần từ loãng sang đặc, từ ít đến nhiều cho tới khi bé quen dần với bữa ăn.
  • Cha mẹ nên tập cho trẻ chế ăn uống đúng giờ, mỗi bữa ăn nên kéo dài trong khoảng 30 phút, tránh tình trạng vừa ăn vừa chơi hay xem tivi, điện thoại. Mẹ cũng nên để bé tham gia vào bữa ăn cùng với gia đình để giúp bé cảm nhận được không khí vui vẻ, cảm nhận được bữa ăn thú vị, lạ lẫm và kích thích bé muốn khám phá.
  • Bổ sung những loại men vi sinh có lợi giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ tiêu hóa và hạn chế tình trạng nôn ói...
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo vì có thể gây khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý bổ sung thêm cho bé các vi chất cần thiết: chiết xuất quả sơ ri (vitamin C), Selen, Kẽm, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng,... để giúp bé ăn ngon, cải thiện vị giác, đạt chiều cao cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp tình trạng về tiêu hóa trong đó có tình trạng nôn ói khi ăn.

Tóm lại, tình trạng khóc thét của trẻ khi ăn có thể đến từ nguyên nhân dinh dưỡng, chế độ chăm sóc của cha mẹ, tình trạng nôn ọe hay nôn trớ của trẻ khi ăn. Vì vậy, xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý là yêu cầu cần thiết và việc bổ sung dinh dưỡng cần diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh, kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng các thực phẩm chức năng (TPCN) nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại TPCN.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe