Vì sao trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh?

Trật khớp háng ở trẻ sơ sinh thường không được phát hiện sớm, bởi khi bị bệnh, trẻ không cảm thấy đau, không quấy khóc. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, trật khớp háng bẩm sinh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.

1. Trật khớp háng bẩm sinh là gì?

Hiện tượng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng khi trẻ còn trong bụng mẹ được gọi là trật khớp háng bẩm sinh.

Tỉ lệ mắc dị tật này là 1/800 - 1.000 trẻ sơ sinh, xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ như:

  • Mẹ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm các chất độc hại khi mang thai: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra các dị tật về xương khớp ở thai nhi bao gồm cả trật khớp háng bẩm sinh. Bên cạnh đó, việc mẹ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại khi mang thai như chất nicotin, thuốc tây, trám răng, hóa chất trong mỹ phẩm, nhựa độc hại... cũng dẫn đến ức chế sự phát triển xương khớp và teo xương ở thai nhi.
  • Di truyền từ mẹ: Có tới 20% các ca bị dị tật trật khớp háng xuất phát từ yếu tố di truyền của bố mẹ. Do đó, nếu bố mẹ mắc phải căn bệnh này thì khó tránh khỏi nguyên nhân con cũng bị theo.
  • Đột biến nhiễm sắc thể: Việc cơ thể trẻ bị các dị tật khác liên quan đến chi dưới khi sinh ra như lỏng khớp háng ở trẻ sơ sinh, khoèo bàn chân, bàn chân thuổng... hoặc sự cứng các khớp trong cơ thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đi lại khiến dễ dàng gây trật khớp háng.

Có tới 20% các ca bị dị tật trật khớp háng xuất phát từ yếu tố di truyền của bố mẹ
Có tới 20% các ca bị dị tật trật khớp háng xuất phát từ yếu tố di truyền của bố mẹ

3. Biểu hiện trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh

Có 8 dấu hiệu bố mẹ cần lưu ý để phát hiện bệnh của bé ngay sau sinh:

  • Chênh lệch chiều dài hai chân (chân bị trật khớp háng ngắn hơn chân còn lại) – Tuy nhiên sẽ khó phát hiện khi trật khớp háng cả hai bên;
  • Nếp lằn mông, đùi ở chân bị trật ít hơn và cao hơn bên lành.
  • Bàn chân đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.
  • Tư thế gập gối, khớp gối bên trật thấp hơn.
  • Hạn chế gấp và dạng khớp háng bên trật.
  • Dáng đi khập khiễng nếu trật khớp háng hai bên.
  • Nghiệm pháp Barlow: Nghiệm pháp này được áp dụng đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi gập và khép háng chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục”.
  • Nghiệm pháp Ortolani: Nghiệm pháp này cũng được thực hiện đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng ngược lại với Test Barlow khi dạng và duỗi khớp háng chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục”.

>>Xem thêm: Siêu âm chẩn đoán trật khớp háng bẩm sinh- Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Lâm Thị Kim Chi - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

4. Trật khớp háng bẩm sinh có nguy hiểm không?


Trật khớp háng gây đau đớn cho trẻ, nhất là trong các hoạt động tác liên quan đến phần khớp
Trật khớp háng gây đau đớn cho trẻ, nhất là trong các hoạt động tác liên quan đến phần khớp

Khớp háng là một trong những khớp chủ lực của cơ thể có vai trò điều hành và cho phép các xương ở đây di chuyển linh hoạt nâng đỡ cơ thể hoặc đổi nhiều tư thế vận động khác nhau. Do vậy, việc trật khớp háng bẩm sinh sẽ gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng như:

  • Trật khớp háng gây đau đớn cho trẻ, nhất là trong các hoạt động tác liên quan đến phần khớp, nó khiến trẻ trở nên đau đớn, gây viêm nhiễm, chèn ép các dây thần kinh và các cơ xung quanh.
  • Khi trật một hoặc hai bên khớp háng tùy theo mức độ sẽ khiến dáng đi của trẻ bị biến dạng hoàn toàn. Càng về lâu dài dáng đi càng bị biến tướng nghiêm trọng.
  • Tùy theo mức độ trật khớp háng có thể tác động đến khớp háng, khi khớp háng bị trật thì xương sống phải thành trụ cột đỡ cơ thể với áp lực nặng hơn rất nhiều. Điều này có thể dẫn đến cột sống bị cong vẹo, lệch và biến dạng.
  • Đối với trẻ gái, trật khớp háng sẽ gây biến dạng khung chậu làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ sau này.
  • Trẻ trở nên chậm chạp ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe