Vì sao trẻ bị nổi mẩn đỏ hồng lấm tấm (ban đào) trên bụng?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người kèm theo sốt là dấu hiệu của sốt phát ban. Cũng như những bệnh nhiễm virus khác, trẻ cần được nghỉ ngơi và cung cấp đủ nước và hạ sốt để nhanh chóng khỏi bệnh.

1. Trẻ bị nổi mẩn đỏ hồng lấm tấm trên bụng có phải là sốt phát ban không?

Nếu trẻ bị sốt, sau đó có nổi mẩn đỏ khắp người, có thể là dấu hiệu của sốt phát ban.

Sốt phát ban là một bệnh do vi rút herpes gây ra (không phải loại lâu qua đường tình dục), thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 tháng đến 4 tuổi.

2. Các triệu chứng của sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban thường khởi phát với cơn sốt cao (39 - 40 độ C). Cơn sốt thường kéo dài 3 - 7 ngày và có thể kết thúc đột ngột, sau đó là nổi ban.

Phát ban có thể kéo dài nhiều ngày hoặc chỉ vài giờ. Ban có màu hồng, có thể có những nốt phẳng nhỏ hoặc nốt sần nổi lên. Những đốm này có thể có một "vầng hào quang" nhạt màu hơn xung quanh và chuyển sang màu trắng khi ấn vào. Phát ban không gây ngứa hoặc khó chịu, không lây từ người sang người qua tiếp xúc. Nó thường xuất hiện trên thân và cổ nhưng có thể kéo dài đến cánh tay, chân và mặt.

Các triệu chứng khác của sốt phát ban bao gồm:

  • Cáu gắt
  • Buồn ngủ
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Ăn uống kém
  • Sưng hoặc sụp mí mắt
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Ho
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc đáy hộp sọ

Nếu trẻ bị co giật do sốt trong giai đoạn đầu của bệnh, hãy đặt trẻ trên giường hoặc sàn nhà và quay đầu sang một bên tạo điều kiện cho chất nôn hoặc nước bọt chảy ra. Trẻ có thể bất tỉnh và giật cơ tay, chân hoặc mặt trong 2 hoặc 3 phút. Trẻ cũng có thể đi tiểu hoặc đi tiêu không tự chủ.

Mặc dù các cơn co giật do sốt ở trẻ có thể khiến cha mẹ sợ hãi nhưng chúng hiếm khi nghiêm trọng hoặc gây ra biến chứng. Điều quan trọng là phải gọi cấp cứu càng sớm càng tốt sau cơn co giật. Ngoài ra, hãy cố gắng quan sát cơn co giật kéo dài bao lâu nếu có thể, vì nó giúp ích cho quá trình chẩn đoán bệnh.

Gọi cấp cứu nếu cơn co giật không ngừng sau 5 phút.


Sốt phát ban ở trẻ giai đoạn đầu là sốt cao
Sốt phát ban ở trẻ giai đoạn đầu là sốt cao

3. Nghi ngờ trẻ bị sốt phát ban, có nên đưa trẻ đi khám?

Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nếu trẻ bị sốt kèm theo phát ban. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ và tùy thuộc vào độ tuổi và các triệu chứng mà thăm khám lâm sàng và đưa ra các xét nghiệm cần thiết.

4. Điều trị sốt phát ban bằng cách nào?

Hiện chưa có cách chữa sốt phát ban cụ thể nào, nhưng nó tương tự các phương pháp điều trị virus khác. Điều quan trọng nhất là đảm bảo trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Thuốc acetaminophen (hoặc ibuprofen nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) có thể được sử dụng để hạ sốt cho trẻ.

Một cách khác giúp hạ sốt và tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ là chườm ấm hoặc cho trẻ tắm nước ấm. Thay vì quấn khăn quanh người để lau khô, hãy để khô tự nhiên vì hơi nước bốc ra từ da có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Trẻ có thể cảm thấy lạnh khi đang ướt, nhưng đây là cách hiệu quả để giảm bớt cảm giác khó chịu của cơn sốt mà không cần dùng đến thuốc.

Lưu ý: Không bao giờ cho trẻ uống aspirin. Nó có thể gây ra hội chứng Reye, một chứng rối loạn hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong ở trẻ nhỏ.


Điều trị sốt phát ban bằng cách hạ sốt cho trẻ.
Điều trị sốt phát ban bằng cách hạ sốt cho trẻ.

5. Sốt phát ban có lây không?

Sốt phát ban lây lan dễ dàng qua nước bọt hoặc các giọt đường hô hấp như hắt hơi hoặc ho. Nó cũng lây lan khi tiếp xúc phân-miệng khi trẻ bị nhiễm bệnh không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vì bệnh có khả năng lây lan trước khi xuất hiện triệu chứng nên thường không có cách nào để phòng ngừa hiệu quả.

Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người chăm sóc trẻ, rửa tay thường xuyên. Đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất trong giai đoạn sốt vì bạn không biết mình đang tiếp xúc và có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh cho đến khi các triệu chứng của sốt phát ban xuất hiện.

Để chơi trò chơi an toàn, hãy giữ trẻ ở nhà không đến nhà trẻ và trường học, và tránh để trẻ tiếp xúc với mọi người khi đang bị sốt. Sau hết sốt khoảng 24 giờ, trẻ ít có nguy cơ lây bệnh, ngay cả khi ban đỏ xuất hiện.

Đa số trẻ bị sốt phát ban sẽ không bị tái nhiễm vì có khả năng miễn dịch suốt đời với bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe