Vì sao giấc ngủ rối loạn khi đến kỳ kinh nguyệt?

Giấc ngủ của phụ nữ thay đổi theo thời gian cùng với sự lão hóa, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều người phụ nữ mất ngủ, buồn ngủ khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt.

1. Mất ngủ ngày đèn đỏ

Mất ngủ ngày đèn đỏ là hiện tượng mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt, hoặc trước hoặc sau khi bị kinh nguyệt; hoặc suốt đêm đều không ngủ được. Sau khi thời kỳ kinh nguyệt kết thúc thì hiện tượng mất ngủ ngày đèn đỏ cũng không còn nữa. Hiện tượng mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt rất thường gặp ở phụ nữ.

Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc tế cho biết có đến 23% phụ nữ có những rối loạn giấc ngủ vào tuần trước ngày hành kinh và khoảng 30% trong ngày hành kinh. Theo Tiến sĩ Karen Denton - Chuyên gia Sản khoa - New York đã đưa ra 5 lý do chính khiến phụ nữ mất ngủ ngày đèn đỏ và cách dự phòng:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này gây khó chịu cho phụ nữ vì sự giảm nhiệt độ cơ thể vào buổi tối là một trong những cơ chế sinh học chính giúp có được giấc ngủ ngon. Sự thay đổi tưởng chừng rất nhỏ nhưng có thể gây ra hiện tượng mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Trong những ngày này nên giữ nhiệt độ phòng khoảng 16-19 độ. Tạo một không gian ngủ thoải mái. Nên tắm nước ấm vì sau khi tắm xong bạn trở về trong căn phòng sẽ giúp giảm nhiệt độ cơ thể.

  • Thay đổi tâm trạng lo lắng và đôi khi gây trầm cảm dẫn đến mất ngủ ngày đèn đỏ. Hoocmon estrogen và progesteron giảm đột ngột trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, và điều này đôi khi gây ra ảnh hưởng ít nhiều đến cảm xúc của bạn. Rõ ràng lo âu và trầm cảm cũng sẽ gây mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Có thể tập yoga, thiền nhẹ nhàng hay những bài tập thở để thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác khiến mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc tỉnh dậy nửa chừng.

Theo Tiến sĩ Denton tránh các bữa ăn quá no trước khi đi ngủ. Thay vào đó hãy ăn mẩu bánh mì, trái cây sấy khô hoặc cơm trắng...

  • Đau đầu, đau bụng, đau cơ... và những điều này khiến cơ thể không được thoải mái. Nhiều phụ nữ có các dấu hiệu trên trong thời gian có chu kỳ kinh nguyệt, nếu không điều trị cũng có thể gây ra mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Khắc phục tình trạng này nên ngủ ở các tư thế khác nhau, có thể nằm gối hoặc không, chườm nóng. Có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ như Advil nhưng cần thận trọng. Đau đầu có thể dùng cafein liều thấp nhưng nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng ngược lại và không nên dùng vào buổi chiều tối.


Mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ vô cùng mệt mỏi
Mất ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ vô cùng mệt mỏi

  • Chu kỳ kinh nguyệt gây mất ngủ. Trong thời kỳ kinh nguyệt lượng progesteron sụt giảm đáng kể, progesteron được xem là (hooc- mon gây buồn ngủ), có tác dụng an thần nhẹ. Tuy nhiên lượng progesteron cao bất thường cũng làm cho bạn buồn ngủ khi sắp có kinh.

Các chuyên gia khuyên vài giờ trước khi đi ngủ không nên uống cà phê. Nên nhớ rằng tuần trước khi hành kinh lượng progesteron tăng cao cảm thấy buồn ngủ khi sắp có kinh. Vì vậy nên cố gắng ngủ sớm hơn nửa giờ hoặc có giấc ngủ trưa khoảng 20 phút để (dự trữ). Nên đi ngủ vào giờ tương đối nhất định và lưu ý các biến động của các tháng tiếp theo.

Tất cả những điều này đều là phương thức chăm sóc giấc ngủ tốt cho phụ nữ mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt

2. Buồn ngủ khi sắp có kinh

Buồn ngủ khi sắp có kinh là một hiện tượng giấc ngủ bất thường gặp trong thời gian kinh nguyệt. Nhiều phụ nữ trong thời gian có chu kỳ kinh nguyệt “Bao gồm cả trước và sau khi kinh nguyệt” thường hôn mê bất tỉnh, luôn luôn mê muội, ngủ khá nhiều, từ sáng đến tối ngáp liên tục hơn nữa mỗi khi đến thời gian ngủ là có thể ngủ rất nhanh. Hiện tượng buồn ngủ khi sắp có kinh thường gặp ở những phụ nữ có thể chất yếu, chân tay bị phù hoặc thiếu máu... khi bị kinh nguyệt họ cảm thấy như toàn thân không có sức lực, rất mệt mỏi và có cảm giác rất thèm được nghỉ ngơi.

Theo Đông y thì nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn ngủ khi sắp có kinh đó là: phổi và dạ dày bị suy yếu, thiếu khí oxy và máu, tinh thần mệt mỏi. Những phụ nữ bị mắc triệu chứng buồn ngủ khi sắp có kinh cần phải chú ý luyện tập, rèn luyện cơ thể; chú ý ăn uống, nên ăn những thực vật có thể cải thiện thể chất; cần phải chú ý uống thuốc theo đúng lời khuyên của bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả chữa trị như ý muốn.

Phụ nữ cho biết hiện tượng buồn ngủ bị gián đoạn một tuần trước lúc có kinh và trong lúc có kinh. Điều đó do thay đổi nồng độ của các hormon progesterone và estrogen, có thể dẫn đến các triệu chứng kinh nguyệt như chuột rút, ủ rũ, thèm ăn và cáu gắt. Trong thời kỳ kinh nguyệt, thường thức giấc nhiều hơn và nhiều giấc mơ sống động hơn.

Bình thường, hiện tượng buồn ngủ khi sắp có kinh biến mất sau khi bắt đầu có kinh, dù một số phụ nữ có thể tiếp tục có vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ. Liệu pháp hormone có thể làm thay đổi giấc ngủ của người phụ nữ và các triệu chứng khác liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Điều này nên được thảo luận với nhân viên y tế trước khi bắt đầu điều trị, để biết được những thay đổi sẽ xảy ra.


Buồn ngủ khiến phụ nữ ngáp nhiều, mệt mỏi
Buồn ngủ khiến phụ nữ ngáp nhiều, mệt mỏi

3. Điều trị rối loạn giấc ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn giấc ngủ khi đến chu kỳ kinh nguyệt là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ tuy nhiên hiện nay bệnh cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong giai đoạn này. Việc điều trị bệnh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe