Vì sao bạn bị sốt mò?

Bệnh sốt mò (tên tiếng anh là Scrub Typhus) hay còn gọi là Sốt do ấu trùng mò, là một căn bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Orientia tsutsugamushi. Bệnh sốt mò lây lan sang người thông qua vết cắn của do ấu trùng mò truyền vi khuẩn gây bệnh sang người. Bệnh có dấu hiệu giống với bệnh sốt cấp tính khác nên khó chẩn đoán.

1. Nguyên nhân gây sốt mò

Mầm bệnh là Orientia tsutsugamushi (còn tên R.orientalis, hoặc R.tsutsugamushi), ký sinh nội bào bắt buộc, bắt màu Giemsa 2 cực đậm, dài 1,2 - 3 mm, rộng 0,5-0,8 mm, hình cầu hoặc cầu trực khuẩn, xếp thường thành đám màu tím đỏ, dưới kính hiển vi điện tử có màng bọc.

R.orientalis có hệ men không hoàn chỉnh buộc phải ký sinh trong tổ chức sống. Cấu trúc kháng nguyên đa dạng, tùy thuộc vào loài mò, gặm nhấm và vùng địa lý. Trong vùng có thể có nhiều chủng cấu trúc kháng nguyên khác nhau nên tái nhiễm dễ có và sản xuất vắc xin khó khăn.

Hiện có 3 type huyết thanh chủ yếu Gilliam, Karp và Kato, có phản ứng chéo với kháng nguyên các chủng khác; ngoài ra có hơn 30 chủng huyết thanh khác đã xác định trên toàn cầu; ngoài kháng nguyên đặc hiệu, R.orientalis còn có kháng nguyên không đặc hiệu giống kháng nguyên OXK của Proteus mirabilis. Độc lực rất khác nhau tùy chủng: ở Nhật Bản và Trung Quốc, thường nặng hơn Malaysia và Việt Nam.

Sức đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi nhiệt độ cao, trong môi trường bên ngoài và thuốc sát trùng thông thường, dung dịch 0,1% ÚP formaldehyde diệt trong vài giờ, sống lâu ở dạng đông khô trong bảo quản lạnh -700C. Nhật Bản còn thông báo một số chủng sốt mò không điển hình như Shichitonetsu, R.seunetsu gây bệnh không điển hình.

Mò nhiễm Orientia truyền vi khuẩn cho đời sau qua trứng và qua các giai đoạn phát triển, duy trì vòng lây truyền bệnh ở vùng dịch tễ sốt mò. Orientia gây bệnh chủ yếu ở chuột và các động vật gặm nhấm khác. Sốt mò lưu hành ở những nơi có cây cỏ thấp, là sinh cảnh tự nhiên của quần thể mò - chuột, thường là vùng nông thôn.

Người nhiễm sốt mò khi đi vào vùng lưu hành tự nhiên của bệnh và bị ấu trùng mò nhiễm Orientia đốt. Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, có thể gặp quanh năm, cao điểm là các tháng xuân - hè - thu, là thời gian phát triển mạnh của mò.


Bệnh sốt mò lây lan sang người thông qua vết cắn của do ấu trùng mò truyền vi khuẩn gây bệnh sang người
Bệnh sốt mò lây lan sang người thông qua vết cắn của do ấu trùng mò truyền vi khuẩn gây bệnh sang người

2. Sốt mò có lây không?

2.1. Đường truyền bệnh

Sốt mò là bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian ấu trùng mò. Như vậy mò vừa là vật chủ vừa là vectơ truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sang người khác.

2.2. Côn trùng trung gian truyền bệnh

Ấu trùng mò nhiễm R.orientalis là vectơ truyền bệnh; Mò Trombiculidae thuộc họ ve bét (Acariformes), lớp nhện (Arachnida), ngành chân đốt (Arthropoda); kích thước bé dưới 1 mm, màu sắc từ vàng đến da cam, còn gọi là mò đỏ; phát triển qua 4 giai đoạn: trứng ấu trùng, nhộng và mò trưởng thành; ấu trùng là giai đoạn phát triển duy nhất của mò ký sinh ở động vật có xương sống (chuột và thú nhỏ); thời gian đốt kéo dài trung bình 48-72 giờ; đốt xong ấu trùng trở về mặt đất, trưởng thành,và sinh sản ra thế hệ sau; chu kỳ sinh trưởng của mò dài 2-3 tháng (vùng ấm) và trên 8 tháng (vùng lạnh); mò trưởng thành sống trung bình 15 tháng; ấu trùng chưa đốt động vật có thể sống 30 ngày và có tầm di chuyển rất hạn chế cho nên ổ dịch Sốt mò có tính chất nhỏ hạn chế.

2.3. Điều kiện lây truyền sang người

Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi dâm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ - gặm nhấm lui tới. Người có thể bị đốt trong các điều kiện sau:

  • Sinh hoạt lao động trong ổ dịch
  • Phát rẫy làm nương
  • Bộ đội đi dã ngoại
  • Ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây...

Ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây...
Ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây...

3. Mô tả cách thức truyền bệnh sốt mò

Trung gian truyền bệnh sốt mò cho người là loài ngoại ký sinh thuộc họ Trombiculidae với tên thường gọi là mò. Chu kỳ phát triển của mò trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, thanh trùng và con trưởng thành. Sau khi nở từ trứng, ấu trùng bò lên cỏ hoặc những loại cây thấp, đám lá mục để đợi vật chủ là người hoặc động vật. Khi gặp vật chủ, mò bám chặt vào da của loài bò sát, chim, thú, người đi qua hoặc nghỉ lại nơi chúng sống. Ở người, những nơi mò hay bám vào để đốt là chỗ quần áo bó sát vào da, thắt lưng và mắt cá. Tuổi thọ của mò phụ thuộc vào loài và hoàn cảnh sống. Với điều kiện thích hợp, mò thường sống khoảng 1 năm.

Chỉ có ấu trùng mò mới ký sinh trên động vật có xương sống và người, nó thường hoạt động vào mùa hè. Ấu trùng mò có hình thể khác hẳn con trưởng thành, kích thước rất nhỏ khoảng 0,15 - 0,3 mm, có 6 chân, thân mình mang nhiều lông và thường có màu đỏ da cam. Nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hầu hết mọi người đều không thấy được sự có mặt của chúng cho đến khi xuất hiện vết đốt trên người. Ấu trùng thường đốt người ở vùng thắt lưng, nách và bộ phận sinh dục. Mỗi lần đốt, ấu trùng đâm vòi vào mạch bạch huyết và hút bạch huyết trong khoảng vài ngày (từ 3-8 ngày). Con trưởng thành và thanh trùng không sống ký sinh ở người và động vật mà sống tự do ở cây, cỏ, đất.

Mò gây bệnh thường mang mầm bệnh loại vi sinh vật Rickettsia tsutsugamushi (còn gọi là Rickettsia orientalis) trên cơ thể. Mò đốt người và truyền bệnh trong mỗi đợt, mò có thể đốt nhiều lần trên nhiều vật chủ. Mầm bệnh qua mò có thể truyền lại cho những thế hệ sau của nó. Khi bị mò đốt, ngoài những tổn thương tại chỗ như viêm da, ngứa, loét ở chỗ vết đốt; vi sinh vật Rickettsia tsutsugamushi ở trên cơ thể ấu trùng mò xâm nhập vào người qua vết đốt và gây nên bệnh sốt mò.

Bệnh thường xảy ra từ 4-10 ngày sau khi bị mò đốt. Bệnh nhân thường rét run, đau đầu, sốt từ 38-39 độ C, có khi lên tới 40.5 độ C, nổi hạch bạch huyết ở gần nơi đốt. Ở một số bệnh nhân có thể có vết nổi ban đỏ ở mặt, ngực, bụng, gan bàn tay và bàn chân. Bệnh có khi rất nặng và có thể phát thành dịch. Thể bệnh nặng thường có biến chứng ở các cơ quan nội tạng, thần kinh và những tổn thương ở mắt. Về yếu tố dịch tễ, bệnh thường xảy ra ở những vùng ven sông, ven suối có nhiều loài chuột hoang dại và các loài gặm nhấm khác.

4. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh sốt mò

  • Mọi lứa tuổi đều thụ được bệnh.
  • Bệnh để lại miễn dịch dài với đồng chủng nhưng miễn dịch lâm thời với dị chủng.
  • Tái nhiễm do dị chủng nếu xảy ra sớm trong vòng vài tháng sau khi khỏi bệnh sẽ mắc bệnh nhẹ nhưng nếu tái nhiễm sau một năm trở lên sẽ mắc bệnh điển hình.
  • Người sống trong ổ dịch có thể nhiễm bệnh 2-3 lần, nhưng thường mắc bệnh thể nhẹ hoặc tiềm tàng (không triệu chứng).
  • Nhiễm R.orientalis gây đáp ứng miễn dịch tế bào và dịch thể: Huyết thanh chứa kháng thể không diệt được vi khuẩn, nhưng ngăn cản vi khuẩn gắn kết vào màng và xâm nhập vào trong tế bào, khả năng này đặc hiệu đồng chủng; miễn dịch tế bào có vai trò bảo vệ trên chuột thực nghiệm, do lympho T, do các đại thực bào bị xâm nhiễm trình diện kháng nguyên mầm bệnh cho các lympho T, ngoài ra sản xuất các cytokines như TNFa; trong nhiễm tiên phát, lympho T hoạt hóa giảm ở tuần đầu và tăng lên khi hồi phục, IgM xuất hiện sớm vào ngày thứ 8, IgG xuất hiện vào ngày thứ 12; trong nhiễm thứ phát, lympho T hoạt hóa không giảm trong tuần đầu và tăng ngay từ tuần bệnh thứ 2, IgG xuất hiện sớm ngày thứ 6, còn IgM chỉ xuất hiện ở một số bệnh nhân vào khoảng ngày thứ 12.
  • Đáp ứng miễn dịch của sốt mò chủ yếu có tác dụng với đồng chủng; người được điều trị kháng sinh sớm có đáp ứng kháng thể thấp hơn và hay tái phát hơn so với điều trị muộn. Thời gian tồn tại của kháng thể trung bình là 51 tuần, tỷ lệ chuyển đổi hiệu giá kháng thể xuống dưới 1/50 là 61%; yếu tố này cùng với sự thường có mặt của nhiều chủng R.orientalis tại vùng lưu hành làm cho tần suất mắc Sốt mò thường cao trong ổ dịch.

5. Cách phòng ngừa bệnh sốt mò

  • Hiện nay chưa có vắc-xin để ngăn ngừa bệnh sốt mò.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban bằng cách tránh tiếp xúc với những người đã bị nhiễm bệnh.
  • Khi đi du lịch đến những khu vực thường gặp bệnh sốt mò, hãy tránh những khu vực có nhiều thảm thực vật do có thể tìm thấy con mò đỏ và ấu trùng mò ở đây.

Nếu phải làm việc ngoài trời

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng đã được đăng ký của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) có chứa 20% đến 30% DEET hoặc các hoạt chất khác được đăng ký để sử dụng chống lại mò đỏ, trên da và quần áo.
  • Luôn luôn làm theo hướng dẫn sản phẩm của nhà sản xuất.
  • Không xịt thuốc vào da.
  • Nếu đang sử dụng kem chống nắng, hãy thoa kem chống nắng trước khi thoa thuốc chống côn trùng.

Nếu đang sử dụng kem chống nắng, hãy thoa kem chống nắng trước khi thoa thuốc chống côn trùng.
Nếu đang sử dụng kem chống nắng, hãy thoa kem chống nắng trước khi thoa thuốc chống côn trùng.

Nếu có trẻ nhỏ

  • Không sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.
  • Cho trẻ mặc quần áo che tay và chân, hoặc che cũi, xe đẩy và xe đẩy em bé bằng lưới chống muỗi.
  • Không bôi thuốc chống côn trùng lên tay, mắt hoặc miệng hoặc vết thương hở hoặc khi da bị kích thích.
  • Người lớn: Xịt thuốc chống côn trùng lên tay và sau đó thoa lên mặt trẻ.
  • Xử lý quần áo và dụng cụ bằng permethrin hoặc mua các mặt hàng được xử lý permethrin.
  • Permethrin giết chết những mò đỏ và có thể được sử dụng để xử lý ủng, quần áo và dụng cụ cắm trại.
  • KHÔNG sử dụng sản phẩm permethrin trực tiếp trên da mà chỉ dùng để giặt quần áo.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dễ dẫn tới tử vong. Bất cứ ai sống trong hoặc đi du lịch đến các khu vực nơi phát hiện bệnh sốt mò đều có thể bị nhiễm bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe