Vì sao acid uric tăng cao trong tiền sản giật?

Nếu tình trạng acid uric trong cơ thể của người mẹ quá cao trong 3 tháng đầu thì rất dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật hay còn gọi là acid uric tăng cao trong tiền sản giật. Vì vậy, người phụ nữ cần chú ý đến sức khỏe của mình để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Acid uric tăng cao trong trường hợp nào?

Acid uric là một sản phẩm được tạo ra từ một số chuyển hóa diễn ra bên trong cơ thể người. Một số nguồn có thể sản sinh ra acid uric trong cơ thể người như thức ăn có chứa chất purin hoặc acid uric nội sinh được sản xuất ra từ các phản ứng của acid nucleic trong cơ thể.

Khi cơ thể hấp thụ một số loại thực phẩm như thịt, cá... thì sẽ xảy ra phản ứng chuyển hóa purin, tiếp đến sẽ phân hủy và tạo ra acid uric. Hai cách có thể thải trừ acid uric diễn ra bên trong cơ thể đó là thải trừ qua đường tiểu và thải trừ qua đường tiêu hóa.

Đối với đường tiểu thì trong cơ thể người thận được biết đến những một cơ quan đặc biệt có khả năng đảm nhận nhiệm vụ thải lọc acid uric ở một mức độ cho phép, tuy nhiên khi nồng độ acid uric trong cơ thể tăng lên vượt quá mức có thể kiểm soát được thì thận sẽ không thể xử lý kịp, dẫn đến hậu quả hàm lượng acid uric dư thừa không được thận hấp thu sẽ vào máu, tích tụ và gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho người bệnh.

Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp khi bệnh nhân đứng trước tình trạng acid uric tăng cao trong cơ thể bao gồm:

  • Sốt kèm cảm giác ớn lạnh
  • Tiểu khó
  • Đau nhức các khớp trong cơ thể do những tinh thể acid uric lắng đọng tại những khớp này

Acid uric dư thừa trong cơ thể sẽ được hấp thu và tích tụ vào máu
Acid uric dư thừa trong cơ thể sẽ được hấp thu và tích tụ vào máu

2. Acid uric tăng cao trong tiền sản giật

Một số đối tượng đặc biệt, trong đó có phụ nữ mang thai thì cơ thể sẽ có một số thay đổi, cùng với chế độ ăn uống cũng tăng cường hơn so với bình thường nên nếu không kiểm soát tốt thì cũng có thể dẫn đến tình trạng acid uric cao khi mang thai. Khi chỉ số acid uric tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra bệnh lý tiền sản giật cũng như đái tháo đường thai kỳ.

Đối với đái tháo đường thai kỳ thì cơ thể của người phụ nữ khi mang thai sẽ không có khả năng tiết ra hormone Insulin nên chỉ số đường huyết rất khó kiểm soát vào lúc này, còn với tiền sản giật thì thường sẽ được phát hiện vào tuần thứ 20 của thai kỳ khi xét nghiệm nước tiểu thấy có protein trong nước tiểu.

Lúc này, khi acid uric tăng cao trong tiền sản giật thì sẽ gây những tác động tiêu cực lên sự phát triển của thai nhi, làm cho thai không thể phát triển như bình thường.

Một số tình trạng phổ biến như ảnh hưởng đến cân nặng của bào thai, có thể là thiếu cân khiến cho trọng lượng bào thai không đạt đến mức tối thiểu cần thiết để sinh trưởng và phát triển, nguy hiểm hơn có thể làm thai chết.

Bên cạnh đó, acid uric tăng cao cũng khiến em bé khi chào đời có khả năng mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường hoặc những bệnh lý tim bẩm sinh.


Acid uric tăng cao trong tiền sản giật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Acid uric tăng cao trong tiền sản giật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Khi cơ thể người mẹ mắc phải bệnh lý tiền sản giật do acid uric tăng cao thì có thể để lại một số biến chứng tiền sản giật như sau:

  • Biến chứng lên mẹ: các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương như sản giật, phù não, phù võng mạc, mù võng mạc, xuất huyết não..., những bệnh lý về đường tiết niệu như suy thận cấp, hoại tử vỏ và ống thận..., bệnh lý huyết học như giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết vi mạch..., bệnh lý về hô hấp như phù phổi và phù thanh quản, bệnh lý tác động lên hệ tim mạch, bệnh lý liên quan trực tiếp đến sản khoa như rách nhau thai, nhau bong non hoặc sinh non. Đặc biệt, một trong những biến chứng tuy rất ít xảy ra nhưng dễ dẫn đến tử vong nhất khi mẹ bầu bị tiền sản giật do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đó là tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Những bệnh lý khác cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ mang thai khi mắc phải bệnh lý tiền sản giật như là hội chứng HELLP, DIC, rối loạn chức năng nội mô, xuất huyết...
  • Biến chứng lên thai nhi: chứng chậm phát triển bào thai, thai non tháng, biến chứng về thần kinh cho thai nhi, biến chứng tim mạch khi chào đời

Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này thì người phụ nữ mang thai cần điều chỉnh hàm lượng acid uric trong cơ thể một cách phù hợp bằng việc thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng cùng với việc duy trì một thói quen tập thể dục phù hợp với sức khỏe bản thân.

Một số thực phẩm có thành phần purin thấp như sữa, trứng, trái cây, rau tươi có màu lá xanh đậm, cà chua... cần được phụ nữ sử dụng nhiều trong thời gian mang thai, cần tránh ăn một số loại nội tạng động vật, đồ ăn nhanh cũng như đường tinh luyện vì sẽ tăng nguy cơ chuyển hóa acid uric, khiến acid uric dư thừa gây nên tiền sản giật và những bệnh lý nguy hiểm khác, quan trọng hơn sẽ để lại biến chứng tiền sản giật gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.


Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cân bằng hàm lượng acid uric trong cơ thể
Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cân bằng hàm lượng acid uric trong cơ thể

Ngoài ra, việc uống thật nhiều nước cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thải lọc acid uric của thận, tuy nhiên cần lưu ý không nên sử dụng nhiều loại trà và cà phê trong thời gian mang thai.

Nguy cơ tiền sản giật là hoàn toàn có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai nếu không kiểm soát tốt chỉ số acid uric trong cơ thể. Tình trạng acid uric tăng cao trong tiền sản giật còn gây ra những bệnh lý khác cho người mẹ và cả bào thai trong bụng mẹ, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên trong thai kỳ, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào để có thể kịp thời xử lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe