Bài viết bởi bác sĩ Huyết học - Truyền máu - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Adenosine Deaminase (ADA) là một protein được sản xuất bởi các tế bào khắp cơ thể và có liên quan đến sự kích hoạt tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu đóng một vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch với nhiễm trùng. Xét nghiệm đo lượng Adenosine Deaminase có trong dịch màng phổi giúp chẩn đoán bệnh lao màng phổi.
1. Xét nghiệm Adenosine Deaminase (ADA) là gì?
Adenosine deaminase là một loại enzyme được tìm thấy ở động vật có vú, hoạt động theo con đường chuyển hóa cơ sở purine. Khử Adenosine để xúc tác phản ứng tạo thành inosine và amoniac. Trong số các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, các tế bào lympho B và T trở nên rối loạn chức năng do thiếu enzyme này (thiếu ADA).
Men ADA được sản xuất từ nhiều loại tế bào nhưng chủ yếu từ tế bào lympho T hoạt hóa. Enzyme này phân hủy chuyển Adenosine thành Inosine.
Chức năng chính của nó ở người là sự phát triển và duy trì hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, vai trò sinh lý đầy đủ của ADA vẫn chưa được hiểu rõ.
Mặc dù xét nghiệm ADA không đặc hiệu và không thể thay thế xét nghiệm nuôi cấy phân lập để chẩn đoán Lao, nhưng có thể được sử dụng như một xét nghiệm hỗ trợ để xác định của người bệnh có các triệu chứng của bệnh Lao.
2. Xét nghiệm được sử dụng như thế nào?
Xét nghiệm Adenosine deaminase (ADA) không phải là một xét nghiệm chẩn đoán, nhưng nó có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm khác như phân tích dịch màng phổi, soi trực tiếp trực khuẩn kháng acid (AFB), cấy phân lập, hay xét nghiệm sinh học phân tử Lao để giúp xác định người bị nhiễm vi khuẩn Lao (TB tuberculosis phổi (pleurae).
Cấy phân lập được coi là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán bệnh Lao và hướng dẫn điều trị, nhưng có thể mất vài ngày đến vài tuần để có kết quả. Xét nghiệm sinh học phân tử và xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp, nhưng xét nghiệm yêu cầu phải có một số lượng đủ của các vi sinh vật có mặt trong chất lỏng để phát hiện chúng. Sự xuất hiện dịch màng phổi có thể là một yếu tố quan trọng để phát hiện M.tuberculosis vì có thể có một số lượng rất thấp các vi khuẩn hiện diện trong một khối lượng lớn chất dịch.
Mặc dù xét nghiệm ADA là không đặc hiệu, nhưng đó là một xét nghiệm nhanh và có thể tăng ngay cả khi có một vài vi khuẩn hiện hiện. Kết quả ADA có thể được sử dụng để giúp hướng dẫn điều trị cho đến khi có kết quả nuôi cấy phân lập.
Xét nghiệm ADA được sử dụng như là một xét nghiệm bổ sung để phân biệt hoặc loại trừ bệnh Lao màng phổi.
3. Khi nào cần xét nghiệm Adenosine Deaminase?
Xét nghiệm ADA có thể được chỉ định khi người bệnh có dịch màng phổi và triệu chứng cho thấy một nhiễm M.tuberculosis. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Lao (TB) ảnh hưởng đến phổi có thể bao gồm:
- Ho mãn tính, đôi khi có đờm lẫn máu;
- Sốt, ớn lạnh;
- Đổ mồ hôi đêm;
- Không giải thích được giảm cân;
- Ốm yếu;
- Đau ngực.
Xét nghiệm này có thể được chỉ định như một xét nghiệm để loại trừ Lao, đặc biệt là những người ở nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như:
- Những người có tiếp xúc gần gũi với những người có lao truyền nhiễm hoạt động,
- Những người nhập cư từ các khu vực của thế giới, nơi tỷ lệ mắc bệnh lao cao,
- Trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ em có một thử nghiệm tầm soát dương tính TB.
- Những người làm việc có tiếp xúc với các nhóm có tỷ lệ lây nhiễm cao, chẳng hạn như người sử dụng ma túy vô gia cư hoặc quần thể bị giới hạn khu trú, chẳng hạn như bệnh nhân nhập viện, các tù nhân, và cư dân nhà dưỡng lão,
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như: Những người có HIV/AIDS, Những người có bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường và bệnh thận người nhận cấy ghép nội tạng và những người khác dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch; Phụ nữ mang thai; Người cao tuổi.
4. Kết quả xét nghiệm có nghĩa là gì?
Xét nghiệm Adenosine deaminase (ADA): Chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao khi ADA trong máu và dịch màng phổi đều tăng cao, ngưỡng chẩn đoán 40 – 60u/L. Độ đặc hiệu 81 - 94%, độ nhạy 91 - 100%, chẩn đoán âm tính 89 - 100%, dương tính 84 - 93%.
Nếu Adenosine Deaminase (ADA) tăng lên rõ rệt trong dịch màng phổi ở một người có các triệu chứng cho thấy bệnh lao, người này có khả năng nhiễm M.tuberculosis trong màng phổi. Điều này đặc biệt đúng khi trong khu vực địa lý có tỷ lệ người dân mắc bệnh lao cao.
Nếu kết quả ADA chỉ tăng nhẹ hoặc cao vừa phải, và ở vùng có tỷ lệ bệnh Lao thấp, người đó có thể mắc bệnh Lao hoặc có thể mắc bệnh khác như ung thư (đặc biệt là u lympho), thuyên tắc phổi, Sarcoidosis, hoặc Lupus ban đỏ hệ thống....
Nếu kết quả ADA thấp thì người ấy không mắc Lao ở màng phổi.
Nếu ADA tăng lên rõ rệt trong dịch lỏng ở bộ phận khác của cơ thể (dịch phúc mạc, não tủy...) thì có khả năng bộ phận đó bị nhiễm Lao.
XEM THÊM: