Vai trò của siêu âm qua đường âm đạo trong thai kỳ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Tạ Quốc Bản - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ sẽ được thực hiện siêu âm qua đường âm đạo hay còn gọi là siêu âm đầu dò. Ở giai đoạn này của thai kỳ, việc siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả chính xác hơn so với siêu âm bụng. Nếu mẹ bầu có bất cứ dấu hiệu nào trong thai kỳ chẳng hạn như đau bụng, chảy máu, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện siêu âm đầu dò để có thể xác định được chính xác nguyên nhân.

1. Siêu âm qua đường âm đạo là gì?

Siêu âm qua đường âm đạo (siêu âm đầu dò) là phương pháp siêu âm vùng chậu, được sử dụng để thăm khám, chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ.

Siêu âm đầu dò cho phép phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tử cung, buồng trứng, viêm dính phần phụ, tình trạng ứ dịch vòi trứng, chẩn đoán thai ở giai đoạn sớm, và đặc biệt kỹ thuật này có giá trị cao trong việc khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn....

Trắc nghiệm: Bạn có biết nên khám thai lần đầu vào lúc nào không?

Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn xác định chính xác mình có mang thai hay không? Thai nhi đã vào buồng tử cung hay chưa?... Vì vậy, nếu chưa biết khám thai lần đầu vào lúc nào, trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có câu trả lời.

2. Tác dụng của siêu âm qua đường âm đạo trong thai kỳ

Khi có những dấu hiệu bất thường ở buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, độ dày của niêm mạc tử cung, tình hình rụng trứng hay sự phát triển của trứng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần phải thực hiện siêu âm đầu dò.

Đối với mẹ bầu, siêu âm qua đường âm đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kỹ thuật này giúp phát hiện thai sớm và kiểm tra thai nhi đã nằm đúng vị trí trong giai đoạn đầu hay chưa. Nếu thực hiện siêu âm thành bụng giai đoạn đầu thì rất khó để có thể phát hiện thai nhi bởi lúc này phôi thai vẫn còn rất nhỏ, không hiển thị hình ảnh.

Siêu âm qua đường âm đạo kiểm tra được tim thai và bánh nhau, đồng thời cho biết tình trạng cổ tử cung như cổ tử cung ngắn có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Siêu âm đầu dò còn giúp chẩn đoán một số bệnh phụ khoa khác. Tùy theo mục đích chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên siêu âm đầu dò âm đạo hay siêu âm đầu dò hậu môn.

Siêu âm thai qua đường âm đạo có thể đánh giá các khối u ở tử cung, buồng trứng, đồng thời đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 -8, tình trạng ứ mủ vòi trứng, ứ nước, đánh giá nguồn gốc khối u trong tiểu khung, đánh giá được thời gian rụng trứng thông qua đo kích thước trứng. Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò đóng vai trò vô cùng quan trọng việc phục vụ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

Siêu âm thai qua đường âm đạo là kỹ thuật chẩn đoán có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa các biến chứng thai ngoài tử cung như vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng...

Siêu âm đầu dò thường được sử dụng cho những chị em mới có dấu hiệu mang thai, tuy nhiên khi thai nhi đã lớn và đầu thai nhi quay xuống dưới che khuất sóng âm. Trường hợp này, bác sĩ nghi ngờ thai phụ bị nhau tiền đạo, và việc thực hiện siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí của bánh nhau.


Siêu âm qua đường âm đạo kiểm tra được tim thai và bánh nhau, đồng thời cho biết tình trạng cổ tử cung
Siêu âm qua đường âm đạo kiểm tra được tim thai và bánh nhau, đồng thời cho biết tình trạng cổ tử cung

3. Tần suất thực hiện siêu âm qua đường âm đạo trong thai kỳ

Khi thực hiện siêu âm qua đường âm đạo, bạn sẽ nằm yên trên bàn và kỹ thuật viên sẽ chèn một đầu dò nhỏ đã được bôi trơn và di chuyển nó vào âm đạo của bạn.

Siêu âm đầu dò không làm bạn đau, tuy nhiên nó có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái và hơi khó chịu. Kỹ thuật viên sẽ xem hình ảnh thu lại được trên màn hình và điều chỉnh đầu dò. Kỹ thuật này sẽ mất khoảng từ 30-60 phút để thực hiện. Siêu âm qua đường âm đạo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.

Thường thì thai phụ sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm qua đường âm đạo (siêu âm đầu dò) chỉ một lần trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định bạn siêu âm đầu dò nếu sức khỏe của thai nhi có vấn đề nào trong quá trình mang thai.

4. Khi nào nên thực hiện siêu âm qua đường âm đạo?

Khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường sau thì bạn cần được siêu âm qua đường âm đạo:

  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn
  • Vùng khung chậu bị đau
  • Cần kiểm tra u nang buồng trứng, u xơ tử cung
  • Xác định vị trí của vòng tránh thai
  • Theo dõi nhịp tim của thai nhi
  • Chẩn đoán tình trạng của thai nhi
  • Xác định nguyên nhân chảy máu bất thường ở cổ tử cung
  • Phát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cung
  • Phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu.

5. Siêu âm qua đường âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Siêu âm qua đường âm đạo sẽ không gây hại gì cho thai nhi hay ảnh hưởng gì đến cổ tử cung hay tử cung
Siêu âm qua đường âm đạo sẽ không gây hại gì cho thai nhi hay ảnh hưởng gì đến cổ tử cung hay tử cung

Vì siêu âm qua đường âm đạo là phương pháp trực tiếp chạm vào nơi nhạy cảm, chính vì thế rất nhiều sản phụ băn khoăn liệu có gây ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không.

Thực tế, khi thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ chỉ di chuyển đầu dò quanh âm đạo của mẹ bầu chứ không chạm vào tử cung nên không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Chính vì thế, siêu âm qua đường âm đạo sẽ không gây hại gì cho thai nhi hay ảnh hưởng gì đến cổ tử cung hay tử cung.

Tuy nhiên đối với chị em bị viêm nhiễm vùng âm đạo, bác sĩ sẽ không chỉ định thực hiện phương pháp siêu âm qua đường âm đạo.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe