Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng- Bác sĩ Xét nghiệm Vi sinh- Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm Influenza virus) gây nên. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
1. Bệnh cúm
Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Chẩn đoán sớm bệnh cúm có thể làm giảm việc sử dụng kháng sinh không đúng và lựa chọn sử dụng liệu pháp kháng virus. Tuy nhiên, một số tác nhân truyền nhiễm khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như bệnh cúm, cần phải được chẩn đoán phân biệt như Mycoplasma pneumoniae, adenovirus, virus hợp bào hô hấp, rhinovirus, virus parainfluenza và Legionella spp. Ngoài ra, đồng nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra như một biến chứng của bệnh cúm. Do đó, thông tin dịch tễ học về tỷ lệ lưu hành virus cúm và xét nghiệm chẩn đoán có thể hỗ trợ để giúp đưa ra quyết định điều trị.
2. Xét nghiệm Vi sinh trong chẩn đoán bệnh cúm
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm bao gồm xét nghiệm kháng nguyên nhanh, phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR), huyết thanh học. Độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm có thể thay đổi tùy theo loại sinh phẩm và kỹ thuật thực hiện xét nghiệm,. Ngoài ra, độ nhạy và độ đặc hiệu còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian từ khi phát bệnh đến khi lấy bệnh phẩm và loại bệnh phẩm được xét nghiệm. Tuy nhiên, giống như tất cả các loại xét nghiệm chẩn đoán, kết quả xét nghiệm phải được bác sĩ lâm sàng đánh giá cùng với các thông tin dịch tễ và triệu chứng lâm sàng khác.
Các mẫu bệnh phẩm hô hấp được ưu tiên để xét nghiệm cúm bao gồm dịch mũi họng (dịch hút, rửa, ngoáy tăm bông) hoặc ngoáy mũi, rửa hoặc hút mũi, hoặc tùy thuộc vào loại kỹ thuật xét nghiệm được sử dụng. Ngoài ra, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh (thường sau 3-4 ngày từ khi khởi phát hoặc trong trường hợp bệnh nhân nặng, thở máy...) một số loại bệnh phẩm cũng được chỉ định để xét nghiệm cúm như dịch ngoáy họng, dịch rửa phế quản, dịch nội khí quản, đờm cũng được chỉ định để xét nghiệm cúm.
Để tối đa hóa việc phát hiện virus cúm, bệnh phẩm đường hô hấp nên được thu thập càng gần thời điểm phát bệnh càng tốt (lý tưởng là <3-4 ngày sau khi khởi phát; xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) có thể phát hiện RNA của vi rút cúm trong bệnh phẩm đường hô hấp trong thời gian dài hơn sau khi phát bệnh so với xét nghiệm phát hiện kháng nguyên). Đối với những bệnh nhân nhập viện có nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và nghi ngờ mắc cúm, cần lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới và xét nghiệm vi rút cúm bằng phương pháp RT-PCR vì virus cúm phát triển ở đường hô hấp dưới trong thời gian dài hơn ở đường hô hấp trên. Nếu bệnh nhân thở máy xâm nhập và có kết quả xét nghiệm cúm âm tính với bệnh phẩm đường hô hấp trên, nên thu thập bệnh phẩm đường hô hấp dưới (dịch hút nội khí quản, dịch rửa phế quản) để làm PCR.
Để tối đa hóa việc phát hiện virus cúm, bệnh phẩm đường hô hấp nên được thu thập càng gần thời điểm phát bệnh càng tốt (lý tưởng là <3-4 ngày sau khi khởi phát; xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) có thể phát hiện RNA của vi rút cúm trong bệnh phẩm đường hô hấp trong thời gian dài hơn sau khi phát bệnh so với xét nghiệm phát hiện kháng nguyên). Đối với những bệnh nhân nhập viện có nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và nghi ngờ mắc cúm, cần lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới và xét nghiệm vi rút cúm bằng phương pháp RT-PCR vì virus cúm phát triển ở đường hô hấp dưới trong thời gian dài hơn ở đường hô hấp trên. Nếu bệnh nhân thở máy xâm nhập và có kết quả xét nghiệm cúm âm tính với bệnh phẩm đường hô hấp trên, nên thu thập bệnh phẩm đường hô hấp dưới (dịch hút nội khí quản, dịch rửa phế quản) để làm PCR.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.