Ưu điểm của siêu âm 4D trong thai kỳ

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Quang Nam - Trung tâm Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Siêu âm 4D là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ra đời dựa trên cơ sở siêu âm 2D và siêu âm 3D, hội tụ đủ những ưu điểm tuyệt đối của các công nghệ siêu âm cũ. Nhờ những hình ảnh hiển thị khi siêu âm 4D mà thai phụ có thể quan sát được trực tiếp các hoạt động của thai nhi trong bụng và các bác sĩ cũng chẩn đoán tình hình của thai nhi tốt hơn.

1. Siêu âm 4D là gì?

Siêu âm 4D con được gọi là siêu âm 4 chiều, là kỹ thuật siêu âm thai giúp cung cấp những hình ảnh chuyển động thực tế của thai nhi tại thời gian tiến hành siêu âm.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, kỹ thuật siêu âm 4D đã cải tiến lên một bậc mới, từ những hình ảnh siêu âm đen trắng, siêu âm 4D giúp cung cấp hình ảnh màu với độ sắc nét cao, cử động của thai nhi được hiển thị trên màn hình siêu âm một cách rõ ràng nhất.


Siêu âm 4D cung cấp hình ảnh thai nhi sắc nét và rõ ràng nhất
Siêu âm 4D cung cấp hình ảnh thai nhi sắc nét và rõ ràng nhất

2. Ưu điểm của siêu âm 4D

Siêu âm 4D là một kỹ thuật cho phép bác sĩ có thể tái tạo lại nhiều chế độ xem, nhiều mặt cắt khác nhau thay vì chỉ xem trên siêu âm 2D. Ví dụ dễ hiểu nhất là khi siêu âm 4D, các bác sĩ có thể chụp được mặt cũng như các bộ phận khác của em bé rất rõ ràng, thậm chí còn thấy cử động thai nhi như đạp, nhảy, ngáp, mút tay... Trên thực tế, đấy chỉ là một ứng dụng nhỏ của siêu âm 4D, với các dòng máy siêu âm hiện đại ngày nay cung cấp rất nhiều phần mềm có thể xem cấu trúc bộ xương, tái tạo lại các mặt cắt khác để quan sát tốt hơn. Sử dụng các phần mềm đặc biệt để siêu âm tim, não và thần kinh...


Siêu âm hiện đại sử dụng các phần mềm đặc biệt để siêu âm các bộ phận khác trong cơ thể
Siêu âm hiện đại sử dụng các phần mềm đặc biệt để siêu âm các bộ phận khác trong cơ thể

Siêu âm 4D là kỹ thuật siêu âm đánh giá hình thái thai nhi, kỹ thuật siêu âm 2D vẫn là kỹ thuật đầu tay, kết hợp với các chế độ doppler màu và 4D cho ra một kết quả tin cậy nhất. Bác sĩ thực hiện siêu âm 4D cần phải được đào tạo tốt, làm việc tuân thủ quy trình chuyên môn và có kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế.

Trắc nghiệm: Xét nghiệm Triple test là gì? Cần thực hiện khi nào?

Triple test và một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng nhất trong thai kỳ, giúp chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi, là cơ sở để các bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sàng lọc xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau. Theo dõi bài viết sau để biết Triple test là gì và nên thực hiện khi nào?

3. Siêu âm 4D vào thời điểm nào?

Trong quá trình mang thai nên siêu âm thai 4D ít nhất 3 lần vào đúng 3 khoảng thời gian sau:

  • Thai 12 - 13 tuần 6 ngày: Tương ứng với chiều dài đầu mông thai từ 48 đến 84mm, lúc này là thời điểm để đo độ mờ da gáy và tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi.
  • Thai 20 đến 24 tuần: Là thời điểm tốt nhất khảo sát hình thái em bé, vào thời điểm này, bé đã phát triển được mức độ nhất định và đã đủ lớn để có thể nhìn thấy tất cả các cấu trúc ở bên trong cũng như bên ngoài. Từ đó, các bác sĩ sẽ phát hiện ra những dị tật và có các chỉ định can thiệp kịp thời.
  • Thai 30 đến 32 tuần: Là thời gian em bé đã phát triển tương đối đầy đủ, siêu âm đầy đủ các thời điểm giúp Bác sĩ phân loại thai kỳ, phát hiện các thai kỳ nguy cơ cao như: Thai chậm phát triển, thai bệnh lý từ đó đưa ra hướng theo dõi và xử trí phù hợp.

Tuần thứ 30-32 thai nhi đã phát triển khá đầy đủ các bộ phận
Tuần thứ 30-32 thai nhi đã phát triển khá đầy đủ các bộ phận

Đối với các trường hợp thai phụ có bệnh lý như: Cao huyết áp, đái đường, béo phì, các bệnh mạn tính khác hoặc thai nhi có dấu hiệu bất thường, thai chậm phát triển thì số lần khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Ở thời kỳ y học phát triển, nếu chỉ đi siêu âm là không đủ, cho dù là siêu âm 4D hay 5D. Thai phụ cần đi khám thai với bác sỹ sản khoa, cần được làm các xét nghiệm để sàng lọc các bệnh lý di truyền cũng như các bệnh lý hay mắc trong thai kỳ, như vậy mới đảm bảo các bạn sẽ có thai kỳ an toàn đến khi “mẹ tròn con vuông”.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe