Nếu bạn đang cho con bú thì đây là bước khởi đầu cực kì tốt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về tác động có thể có đối với sữa mẹ.
1. Tất cả các loại thuốc có đi vào sữa mẹ không?
Hầu như bất kỳ loại thuốc nào có trong máu của bạn sẽ chuyển vào sữa mẹ ở một mức độ nào đó. Mặc dù nhiều loại thuốc an toàn để dùng khi bạn đang cho con bú, nhưng hầu hết các loại thuốc đều đi vào sữa với một số lượng nhất định và một số loại thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa. Do đó, mọi loại thuốc phải được xem xét riêng biệt.
Để đảm bảo an toàn, hãy luôn kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo đơn nào.
2. Sức khỏe và độ tuổi của trẻ có thể là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tác động của thuốc mà mẹ đang sử dụng
Việc tiếp xúc với thuốc trong sữa mẹ có nguy cơ cao nhất đối với trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh không ổn định về mặt y tế hoặc chức năng thận hoạt động kém.
Nguy cơ thấp nhất đối với trẻ sơ sinh khỏe mạnh từ 6 tháng tuổi trở lên, những trẻ có thể loại bỏ thuốc qua cơ thể một cách hiệu quả. Những phụ nữ cho con bú hơn một năm sau khi sinh con thường tạo ra lượng sữa tương đối ít hơn. Điều này làm giảm lượng thuốc chuyển vào sữa mẹ. Ngoài ra, các loại thuốc được sử dụng trong 2 ngày sau khi sinh con sẽ chuyển sang con bạn ở mức rất thấp do lượng sữa mẹ tiết ra trong thời gian này rất hạn chế.
3. Bạn có cần vắt sữa và bỏ đi khi đang dùng thuốc không?
Bạn có thể được khuyên bạn vắt và bỏ sữa đi khi đang dùng một số loại thuốc vì một số loại thuốc có hại có thể truyền sang qua sữa mẹ. Vắt sữa và bỏ đi có nghĩa là sử dụng máy hút sữa để làm trống bầu vú của bạn và sau đó đổ sữa bạn thu được ra ngoài. Việc này được thực hiện khi bạn không thể hoặc không nên cho con uống sữa nhưng vẫn sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa và bắt đầu cho con bú trở lại sau này.
Trong một số trường hợp, bạn có thể uống thuốc ngay sau khi cho con bú và cho bé bú lại ngay trước khi đến lúc dùng liều tiếp theo. Hãy hỏi nhà cung cấp của bạn xem phương pháp này có an toàn cho con bạn không. Nếu nhà cung cấp của bạn khuyên bạn ngừng cho con bú trong khi dùng thuốc, hãy hỏi xem có loại thuốc thay thế nào an toàn cho con bạn không.
Nếu bạn biết trước rằng bạn sẽ phải vắt sữa và bỏ đi, hãy cân nhắc việc vắt và trữ đông sữa từ trước, điều này sẽ giúp trẻ có đủ dự trữ trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc.
4. Bạn có nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc?
Hầu hết các loại thuốc an toàn khi cho con bú. Ngoài ra, lợi ích của việc tiếp tục dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính trong khi cho con bú thường lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào.
Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc không an toàn khi cho con bú. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc có thể gây hại cho em bé của bạn, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể đề nghị một loại thuốc thay thế. Hoặc bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho con bú vào thời điểm nồng độ thuốc ở mức thấp trong sữa mẹ.
Đôi khi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể khuyến nghị bạn ngừng cho con bú tạm thời hoặc vĩnh viễn - tùy thuộc vào thời gian bạn cần dùng thuốc. Nếu bạn có một kế hoạch sử dụng thuốc, hãy hút sữa ngoài thời gian cho con bú và trữ sữa đã vắt ra để sử dụng trong thời gian đó. Nếu bạn chỉ cần ngừng cho con bú tạm thời, hãy sử dụng máy hút sữa để duy trì nguồn sữa cho đến khi bạn có thể cho con bú trở lại. Vứt bỏ sữa bạn hút khi đang dùng thuốc.
Nếu bạn không chắc liệu thuốc có tương thích với việc cho con bú hay không, hãy hút sữa và dán nhãn ghi rõ thông tin và bảo quản sữa mẹ đã vắt ở một khu vực riêng cho đến khi bạn kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu bạn cần ngừng cho con bú vĩnh viễn - điều này là bất thường - hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về việc cai sữa và giúp bạn chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh.
5. Thuốc nào an toàn khi cho con bú?
Với ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, hãy xem xét danh sách các loại thuốc được cho là an toàn trong thời kỳ cho con bú này. Hãy nhớ rằng đây không phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc an toàn dùng khi nuôi con bằng sữa mẹ.
5.1. Thuốc giảm đau
- Acetaminophen (Tylenol, những loại khác)
- Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác)
- Naproxen (Naprosyn) - chỉ sử dụng ngắn hạn
5.2.Thuốc kháng sinh
- Fluconazole (Diflucan)
- Miconazole (Monistat 3) - áp dụng lượng tối thiểu
- Clotrimazole (Mycelex, Lotrimin) - áp dụng số lượng tối thiểu
- Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin
- Cephalosporin, chẳng hạn như cephalexin (Keflex)
5.3. Thuốc kháng histamine
- Loratadine (Claritin, Alavert, những loại khác)
- Fexofenadine
5.4. Thuốc thông mũi
Thuốc có chứa pseudoephedrine (Sudafed, Zyrtec D, những thuốc khác) - sử dụng thận trọng vì pseudoephedrine có thể làm giảm nguồn sữa
5.5. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, chẳng hạn như minipill. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các phương pháp ngừa thai sử dụng cả estrogen và progestin - chẳng hạn như thuốc tránh thai kết hợp - không ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Đối với những phụ nữ khỏe mạnh khác, bạn có thể bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai kết hợp và các loại ngừa thai kết hợp nội tiết tố khác một tháng sau khi sinh con.
5.6. Thuốc tiêu hóa
- Famotidine (Pepcid)
- Cimetidine (Tagamet HB)
5.7. Thuốc chống trầm cảm
- Paroxetine (Paxil)
- Sertraline (Zoloft)
- Fluvoxamine (Luvox)
5.8. Thuốc trị táo bón
Docusate natri (Colace, Diocto)
6. Tôi có cần sự đồng ý của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trước khi sử dụng thuốc không?
Nếu bạn đang cho con bú và dự định dùng thuốc, hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết, chẳng hạn như thuốc thảo dược, vitamin liều cao và các chất bổ sung bất thường.
Bạn cũng nên hỏi về thời gian sử dụng thuốc. Ví dụ, uống thuốc ngay sau khi cho con bú có thể giúp giảm thiểu sự phơi nhiễm của bé. Tuy nhiên, các loại thuốc khác nhau đạt đỉnh trong sữa mẹ vào những thời điểm khác nhau, vì vậy, bạn cần được tư vấn về loại thuốc của mình đang được sử dụng.
7. Làm gì khi trẻ có những phản ứng với thuốc?
Khi bạn đang dùng thuốc, hãy để ý trẻ xem có bất kỳ thay đổi nào trong thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ, quấy khóc hoặc phát ban hay không. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong hành vi của bé, hãy liên hệ với bác sĩ của bé.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com, mayoclinic.org