Ung thư cổ tử cung và vai trò của vắc xin HPV

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4000 ca mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 2400 người đã tử vong do căn bệnh này. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên bạn vẫn có thể ngăn ngừa bệnh bằng vắc-xin HPV hoặc một số xét nghiệm sàng lọc khác.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Bệnh xảy ra do các tế bào gây ung thư ở cổ tử cung phát triển quá mức và tạo thành các khối u ác tính.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang đến những hệ lụy tiêu cực tới sức khỏe tổng thể của chị em phụ nữ.

2. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là do vi rút Human Papilloma (HPV) gây ra thông qua con đường tình dục.

Hiện nay, vi rút HPV có trên 100 chủng loại khác nhau, trong đó có gần 40 loại là thủ phạm chính gây nên các vấn đề về bộ phận sinh dục. Đặc biệt, HPV 16 và HPV 18 là hai chủng vi rút gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.


Ung thư cổ tử cung hầu hết do chủng virus HPV 16 và HPV 18 gây ra
Ung thư cổ tử cung hầu hết do chủng virus HPV 16 và HPV 18 gây ra

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần gây nên bệnh, bao gồm:

2.1 Quan hệ tình dục không lành mạnh

Quan hệ tình dục quá sớm (dưới 16 tuổi), hoặc không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút HPV lây nhiễm.

2.2 Di truyền

Bệnh ung thư cổ tử cung có tính chất di truyền trong gia đình.

2.3 Hệ miễn dịch bị suy giảm

Khi sức đề kháng của hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể sẽ gặp khó khăn khi chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các loại vi rút cao, đặc biệt là vi rút gây u nhú (HPV).

Những người bị nhiễm vi rút HPV thường không có các biểu hiện triệu chứng cụ thể, vì vậy rất khó có thể xác định bệnh nếu chỉ qua quan sát thông thường. Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm Pap để chẩn đoán bệnh, cũng như ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.


Hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cho cơ thể dễ bị virus gây bệnh tấn công
Hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cho cơ thể dễ bị virus gây bệnh tấn công

3. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

3.1 Xét nghiệm Pap ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Hiện nay, xét nghiệm Pap là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán sớm các tế bào gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy một vài tế bào thu thập được từ cổ tử cung, sau đó mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào bất thường trước khi chúng gây nên ung thư.

Việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc Pap có thể giảm 74% tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu xét nghiệm Pap là ở độ tuổi 21, và điều này nên được thực hiện hai năm một lần. Đối với những phụ nữ trên 30 tuổi đã có kết quả ba lần xét nghiệm bình thường liên tiếp có thể sàng lọc ba năm một lần để ngăn ngừa ung thư.

3.2 Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc-xin HPV

Vắc-xin HPV đã được nghiên cứu và sản xuất nhằm bảo vệ và chống lại các loại vi rút lây truyền qua đường tình dục, điển hình là vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung, ung thư hậu mônmụn cóc sinh dục ở phụ nữ.

Các loại vắc-xin HPV có tác dụng tốt nhất trước khi bạn chưa quan hệ và chưa bị nhiễm vi rút HPV. Đây cũng là lý do tại sao các nhà nghiên cứu thường khuyến cáo nên tiêm chủng loại vắc-xin này cho nữ giới từ 9-26 tuổi.

Tuy nhiên, giống với hầu hết các loại vắc-xin khác, vắc-xin HPV không thể bảo vệ cơ thể chống lại tất cả hơn 100 chủng HPV. Nhưng nó có hiệu quả gần như 100% trong việc ngăn ngừa bệnh do các chủng HPV nguy cơ cao, bao gồm HPV 16 và 18.


Nữ giới từ 9-26 tuổi nên tiêm chủng vắc-xin HPV để làm giảm nguy cơ gây bệnh
Nữ giới từ 9-26 tuổi nên tiêm chủng vắc-xin HPV để làm giảm nguy cơ gây bệnh

4. Vai trò của vắc-xin ung thư tử cung Gardasil

Gardasil là một loại vắc-xin HPV được sản xuất đầu tiên do Merck & Co, đã được cấp phép sử dụng vào tháng 6-2006. Loại vắc-xin này được điều chế nhằm chống lại bốn chủng vi rút HPV, bao gồm HPV 6, 11, 16 và 18. Trong đó, HPV 16 và 18 là hai loại vi rút gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, HPV 6 và 11 gây ra khoảng 90% mụn cóc sinh dục ở phụ nữ.

Trong Gardasil có chứa một hạt gần giống với vi rút nhưng không phải là vi rút thực sự. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng mỗi người nên được chủng ngừa 3 liều vắc-xin HPV trong sáu tháng.

Theo khuyến nghị của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), tốt nhất nên tiêm vắc-xin Gardasil cho cả bé trai và bé gái có độ tuổi từ 11-12, trước khi bắt đầu các hoạt động quan hệ tình dục và trước khi tiếp xúc với vi rút. Ngoài ra, loại vắc-xin này có thể được tiêm ngừa đến năm 26 tuổi.

Vắc-xin Gardasil thường không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên một số trường hợp có thể bị ngất xỉu, đau nhức, chóng mặt, buồn nôn, hoặc bầm tím sau khi tiêm. Những triệu chứng này sẽ giảm dần và tự biến mất chỉ sau một thời gian ngắn.

5. Vắc-xin có thể chữa khỏi bệnh ung thư cổ tử cung không?

Các loại vắc-xin HPV không phải là một phương pháp chữa bệnh ung thư cổ tử cung. Nhưng cả hai loại vắc-xin HPV, gồm Gardasil và Cervarix đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ khỏi con người các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong vòng 5 năm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe