Tuổi thọ có liên quan gì tới di truyền không?

Theo nhận định của các nhà khoa học, tính di truyền quyết định 25% tuổi thọ. Ngoài ra, các yếu tố khác như môi trường sống, lối sống cũng góp phần to lớn vào việc duy trì tuổi thọ. Theo đó, thực hiện lối sống lành mạnh, tránh xa môi trường ô nhiễm là cách tốt để bạn được sống lâu hơn.

1. Tuổi thọ có di truyền không?

Nghiên cứu về gen sống lâu là một ngành khoa học đang phát triển. Có khoảng 25% tuổi thọ di truyền (25% tuổi thọ do di truyền quyết định), nhưng loại gen nào và vai trò cụ thể của chúng vẫn chưa được hiểu rõ. Một số biến thể liên quan đến tuổi thọ được tìm thấy trong các gen APOE, FOXO3 và CETP, nhưng chúng không được tìm thấy trên tất cả những người sống thọ. Do đó, có khả năng là các biến thể nằm trong nhiều gen (một số gen chưa được xác định) liên kết cùng nhau để góp phần tạo nên tuổi thọ cao.

Một số biến thể gen góp phần vào cuộc sống lâu dài có liên quan đến việc duy trì và chức năng cơ bản của các tế bào của cơ thể. Các chức năng tế bào này bao gồm sửa chữa DNA, duy trì các đầu mút của nhiễm sắc thể (vùng gọi là telomere) và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Các gen khác có liên quan đến mức độ mỡ máu (lipid), chứng viêm, hệ thống tim mạch và miễn dịch góp phần đáng kể vào tuổi thọ, vì chúng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (nguyên nhân chính gây tử vong ở người lớn tuổi), đột quỵkháng insulin.


Gen cũng quyết định tới tuổi thọ di truyền
Gen cũng quyết định tới tuổi thọ di truyền

2. Môi trường sống có ảnh hưởng đến tuổi thọ?

Ngoài tính di truyền, tuổi thọ còn chịu tác động của môi trường sống. Những cải thiện về môi trường bắt đầu từ những năm 1900 đã kéo tuổi thọ trung bình tăng lên một cách đáng kể. Sự sẵn có về nguồn thực phẩm, nước sạch, nhà ở, tất cả những điều kiện sống này trở nên tốt hơn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và thúc đẩy tiếp cận các dịch vụ y tế.

Những tiến bộ về y tế công cộng đã làm giảm tỷ lệ tử vong sớm bằng cách giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh, tăng cơ hội sống sót ở trẻ nhỏ, tránh các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm. Ở Mỹ, đa số mọi người sống trung bình khoảng 80 tuổi, một số người có thể sống lâu hơn.

Cũng tại đây nhiều nghiên cứu khác đã tiến hành ở các khu vực có tỷ lệ sống thọ từ 90 tuổi cao như Okinawa (Nhật Bản), Ikaria (Hy Lạp) và Sardinia (Ý). Đây là 3 khu vực tương đối biệt lập, có thu nhập thấp hơn, ít công nghiệp hóa và có xu hướng theo lối sống truyền thống. Trong đó, đáng chú ý là cư dân trên đảo Sardinia, vì tỷ lệ nam giới sống thọ khá cao. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu liệu có phải hormone, gen cụ thể về giới tính hay các yếu tố khác góp phần kéo dài tuổi thọ ở cả đàn ông và phụ nữ trên hòn đảo này.


Tuổi thọ di truyền cũng chiu ảnh tưởng bởi môi trường sống
Tuổi thọ di truyền cũng chiu ảnh tưởng bởi môi trường sống

3. Lối sống có ảnh hưởng đến tuổi thọ?

Những người sống thọ thường có ít điểm cung về học vấn, thu nhập hoặc nghề nghiệp. Điểm tương đồng thường thấy ở họ nằm ở lối sống, nhiều người không hút thuốc, không béo phì và quản lý căng thẳng tốt. Do lối sống lành mạnh nên họ ít có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác như cao huyết áp, bệnh tim mạch, ung thưtiểu đường.

Anh chị em và con cái của những người sống thọ cũng có khả năng sống thọ cao hơn những người cùng lứa tuổi. Nếu có mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác (cao huyết áp, tim mạch, ung thư, tiểu đường) thì các bệnh này cũng xuất hiện muộn. Việc trong một số gia đình có nhiều thành viên sống thọ cho thấy ảnh hưởng của lối sống, gen di truyền hoặc cả hai vào việc nâng cao tuổi thọ.

Ngoài gen di truyền, lối sống, chế độ ăn uống thì để kéo dài tuổi thọ bạn cũng nên chú ý đến việc bảo vệ mình bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, từ đó tư vấn cụ thể cho bạn chế độ ăn uống, tập luyện sao cho phù hợp nhất với thể trạng hiện tại.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe