Tuần thứ 7 sau khi bé chào đời

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Sự phát triển của trẻ bắt đầu ngay từ thời điểm trẻ chào đời. Đa số trẻ em sẽ đạt những cột mốc nhất định ở những độ tuổi nhất định, nhưng bởi mỗi cá thể là riêng biệt, do đó sự phát triển ở từng trẻ có thể không giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh ở tuần thứ 7.

1. Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Trẻ 7 tuần tuổi đang phát triển nhanh và thấy thích thú với rất nhiều thứ, bao gồm cả âm nhạc, dù cho là mẹ hát lúc thay bỉm hay khi tiếng nhạc phát ra từ đâu đó. Không chỉ âm nhạc, trẻ còn chú ý tới rất nhiều loại âm thanh khác, như tiếng chuông cửa, tiếng chó sủa, tiếng máy hút bụi, tiếng còi,... Trẻ có thể cười to thích thú, vung vẩy chân tay, hoặc đơn giản là im lặng để lắng nghe được rõ hơn. Hãy chú ý loại âm thanh nào trẻ sẽ yên lặng lắng nghe, bởi sau này cha mẹ có thể cần tới nó khi muốn dỗ yên trẻ.

Để trẻ có thể phát triển tốt nhất theo từng mốc giai đoạn, hãy cho trẻ chơi đùa trong tư thế nằm sấp, để trẻ có nhiều cơ hội phát triển các phản xạ cơ mà sau này cần cho nhiều kỹ năng khác (như kĩ năng ngồi dậy).

Nếu tư thế nằm sấp gây khó chịu cho trẻ thì sao? Vậy hãy cố gắng biến nó thành một trò chơi. Hãy đặt trẻ nằm sấp trên ngực cha mẹ, sau đó ngồi dậy và cười với trẻ, tạo các tiếng động theo mỗi nhịp để trẻ thích thú. Nằm xuống trở lại và thu hút sự chú ý của trẻ bằng vài món đồ chơi. Thay đổi khung cảnh khi cho bé chơi đùa ở tư thế nằm sấp như buổi sáng thì ở phòng khách, còn buổi chiều ở phòng ngủ. Có thể sử dụng các loại gối ôm hoặc thảm phù hợp để tăng thêm phần phấn khích cho trẻ. Xoa bóp phần lưng trẻ nhẹ nhàng cũng là cách làm cho trẻ thấy dễ chịu và thích thú hơn. Nếu trẻ bắt đầu tỏ ra khó chịu, hãy dừng lại và đợi lúc khác lại cho trẻ nằm sấp sau.

Giữa những lần trẻ nằm ở tư thế sấp, hãy tạo nhiều cơ hội cho trẻ hình thành phản xạ cơ bằng cách thường xuyên thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Việc đặt trẻ ở một tư thế quá lâu sẽ kìm hãm khả năng vận động ở trẻ.


Bước sang tuần thứ 7 trẻ thích thú với nhiều thứ, trong đó có âm nhạc
Bước sang tuần thứ 7 trẻ thích thú với nhiều thứ, trong đó có âm nhạc

2. Trẻ sơ sinh ở tuần thứ 7 tăng trưởng thế nào?

Trung bình từ tháng thứ 2 tới tháng thứ 6, trẻ cao lên thêm 2,5cm mỗi tháng và nặng thêm 113 - 227g mỗi tuần, tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ ăn của trẻ.

Nếu trẻ 7 tuần tuổi bị thụt lùi so với biểu đồ tăng trưởng, cha mẹ cần làm những gì? Nếu trẻ đang được cho bú sữa mẹ hoàn toàn mà vẫn không tăng trưởng tốt, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa. Đôi khi người mẹ không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của trẻ vì một lý do nào đó, chẳng hạn như mất cân bằng nội tiết tố. Hoặc trẻ có thể đang gặp vấn đề như bị dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ. Nếu bác sĩ chỉ định sử dụng sữa công thức vì sữa mẹ không giúp trẻ tăng trưởng đủ, hãy tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ để trẻ có thể bắt kịp các cột mốc như những đứa trẻ khác.

Trong trường hợp trẻ sử dụng sữa công thức và bị chậm tăng trưởng, hãy thử đổi loại sữa khác để giải quyết vấn đề.

3. Vấn đề sức khỏe hay gặp ở trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Ở giai đoạn này, trên đầu trẻ có thể xuất hiện các mảng da thô ráp. Hiện tượng này rất phổ biến và hoàn toàn bình thường. Cha mẹ không có gì cần lo lắng và nó cũng không tồn tại vĩnh viễn, thường sẽ biến mất sau 6 tháng.

Hãy sử dụng dầu gội cho trẻ nhỏ và bàn chải mềm để loại bỏ các mảng da thô ráp đó. Nếu không hiệu quả, có thể sử dụng dầu khoáng chất để làm mềm các mảng da, sau đó dùng dầu gội để làm sạch. Nếu vẫn không hiệu quả, hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ để có chỉ định chuyên khoa.


Lựa chọn thời gian tắm cho trẻ hợp lý
Lựa chọn thời gian tắm cho trẻ hợp lý

4. Vấn đề tắm cho trẻ 7 sơ sinh tuần tuổi

Trẻ không cần phải tắm hằng ngày. Tắm quá nhiều có thể làm khô da, và trên thực tế, đứa trẻ không bẩn đến mức cần tắm mỗi ngày. Mỗi tuần trẻ chỉ cần được tắm vài lần với xà phòng và dầu gội dành riêng cho trẻ nhỏ. Hãy sử dụng khăn vải mềm cho trẻ, tắm từ đầu tới chân, và riêng khu vực đóng bỉm sẽ được tắm cuối cùng.

5. Vấn đề sử dụng vắc xin cho trẻ 7 sơ sinh tuần tuổi

Thời điểm này là lúc cha mẹ cần chú ý đến việc sử dụng những liều vắc xin đầu tiên cho trẻ. Hãy tham vấn bác sĩ để có đầy đủ và chi tiết thông tin về những loại vắc xin cần thiết và thời gian sử dụng cho trẻ. Đừng bao giờ từ chối sử dụng vắc xin để đảm bảo trẻ được bảo vệ trước những bệnh dịch nguy hiểm có thể mắc phải sau này.

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?


Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
  • Ho và cảm lạnh: Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ ho khan hơn một tuần không khỏi, khò khè hoặc chuyển sang ho có đờm. Trẻ cần đi khám nếu chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày; chảy nước mũi có nhầy màu xanh ở cả hai bên mũi hơn 10 ngày, hoặc nhầy mũi có kèm theo chảy máu;
  • Táo bón: Đưa trẻ đi khám nếu trẻ thường xuyên táo bón, hoặc có máu lẫn trong phân;
  • Nôn và tiêu chảy: Hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ nôn hoặc tiêu chảy với rất nhiều nước, đôi khi phân lẫn nhầy, xuất hiện nhiều hơn so với mọi ngày ở trẻ; kéo dài trên 24 giờ hoặc kèm theo sốt, hoặc phân có lẫn máu. Đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu mất nước: bỉm ít nước hoặc khô hoàn toàn (hoặc nước tiểu vàng đậm thay vì nước tiểu trong), da khô, miệng khô, không có nước mắt, mắt trũng, thóp trũng;
  • Với trẻ dưới 2 tháng tuổi: nếu trẻ sốt cần đưa đi khám ngay lập tức.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho cha mẹ xoay quanh sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi. Quá trình chăm sóc trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này rất cần sự kiên trì, chu đáo của cha mẹ để làm nền tảng thể chất vững chắc cho con khi lớn lên.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Bác sĩ Đặng Huy Toàn đã có nhiều năm kinh nghiệm Nhi khoa và Sơ sinh, đặc biệt về các bệnh lý hô hấp trẻ em. Bác sĩ Đặng Huy Toàn nguyên là trưởng khoa nhi bệnh viện 22.12 và trưởng khoa Nội nhi bệnh viện Tâm Trí Nha Trang. Hiện tại, là Bác sĩ tại Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; whattoexpect.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe