Tăng huyết áp thai kỳ, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai (PIH) là một bệnh lý thường xảy ra nhất trong thai kỳ. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ.
1. Tăng huyết áp thai kì là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ là tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về bình thường 6 tuần sau đẻ (được đo 2 lần cách nhau 4 giờ) và không có protein trong nước tiểu.
Khi huyết áp tâm trương trên 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu trên 140mmHg (đối với người không biết số đo huyết áp bình thường của mình: Khi huyết áp tâm trương tăng 15mmHg hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg so với huyết áp bình thường trước khi có thai (được đo sau nghỉ ngơi ít nhất 10 phút)
Tăng huyết áp thai kỳ được chia thành các mức độ nhẹ khi huyết áp từ 140-159/90-109mmHg, mức độ nặng khi huyết áp ≥160/100mmHg.
Các thể bệnh tăng huyết áp trong thời gian mang thai:
- Tăng huyết áp không kèm theo protein niệu hoặc phù (Tăng huyết áp thai kỳ).
- Tiền sản giật nhẹ.
- Tiền sản giật nặng.
- Tiền sản giật trên người có tăng huyết áp mạn tính.
- Sản giật.
- Tăng huyết áp mạn tính.
Đối tượng nguy cơ bệnh Tăng huyết áp thai kỳ bao gồm:
- Tiền sản giật ở thai kỳ trước
- Tuổi >40 hoặc <18
- Tăng huyết áp mạn tính
- Bệnh thận mạn
- Bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống)
- Đái tháo đường
- Béo phì
- Có thai bằng thụ tinh nhân tạo
- Đa thai
2. Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ
Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khỏe của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nóng bừng mặt, buồn nôn, có khi nôn nhiều dẫn đến rối loạn nước điện giải, nhức đầu, thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác tức ngực, khó thở, nhìn mờ cũng là triệu chứng cho thấy tình trạng xuất hiện biến chứng nặng của tăng huyết áp.
Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 20.
3. Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ
3.1 Các biện pháp chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ bao gồm
- Đo huyết áp đúng cách để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ
- Cần làm các xét nghiệm: tổng phân tích nước tiểu, nước tiểu 24h để tìm protein niệu, chẩn đoán tiền sản giật
- Siêu âm thai định kỳ để đánh giá sự phát triển của thai nhi
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, đường máu... đánh giá tổn thương các cơ quan nếu có tiền sản giật
3.2 Dấu hiệu chẩn đoán tăng huyết áp
Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai.
- Huyết áp tâm trương 90mmHg hoặc cao hơn, trước 20 tuần tuổi thai.
- Hoặc huyết áp ≥140/90 mmHg trƣớc khi mang thai hoặc được chẩn đoán trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
- Hoặc tăng huyết áp được chẩn đoán sau tuần lễ thứ 20 và kéo dài sau sinh trên 12 tuần.
- Huyết áp tâm trương 90-110mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.
- Không có protein niệu.
Tăng huyết áp thai kì (Thai nghén gây tăng huyết áp)
- Huyết áp tâm trƣơng 90-110mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.
- Protein niệu có thể tới 2+.
- Không có triệu chứng khác.
Tiền sản giật nhẹ.
- Huyết áp tâm trương 110mmHg trở lên hay huyết áp tâm thu 160mmHg trở lên sau 20 tuần tuổi thai và protein niệu 3+ hoặc hơn. Ngoài ra có thể có các dấu hiệu sau:
- Tăng phản xạ.
- Đau đầu tăng, chóng mặt.
- Nhìn mờ, hoa mắt.
- Thiểu niệu (dưới 400ml/24 giờ).
- Đau vùng thượng vị.
- Phù phổi.
Tiền sản giật nặng (chẩn đoán khi có tăng huyết áp và ít nhất một trong các dấu hiệu liệt kê ở trên). Nghi ngờ hội chứng Hellp khi có tan máu vi thể (biểu hiện bằng bilirubin tăng), các enzym của gan tăng (SGOT và SGPT tăng cao từ 70đv/l trở lên) và số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 máu.
4. Điều trị tăng huyết áp thai kì?
- Cần điều trị tăng huyết áp thai kỳ khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg
- Khi huyết áp tâm thu ≥ 170mmHg, huyết áp tâm trương ≥110mmHg cần phải nhập viện cấp cứu
- Các thuốc được ưu tiên dùng: methyldopa, labetalol, chẹn kênh Canxi (nifedipin..)
- Chống chỉ định dùng các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể vì có thể gây dị tật cho thai nhi
- Bệnh nhân tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật mức độ nhẹ, khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuần 37
- Nếu không có biến chứng theo dõi chờ đẻ. - Có dấu hiệu suy thai (tim thai dưới 120 hoặc trên 160 lần/phút): xử trí suy thai.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Vụ sức khỏe Bà mẹ, trẻ em - Bộ Y tế