Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Loạn khuẩn đường ruột là bệnh lý tiêu hoá thường gặp. Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào, cách điều trị ra sao, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là gì?

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em khá phổ biến. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Ở trạng thái bình thường, bên trong đường ruột lợi khuẩn chiếm đến 85% và 15% còn lại là hại khuẩn. Duy trì được tỷ lệ này, đường ruột sẽ giữ ở trạng thái cân bằng ổn định, hiệu quả trong quá trình tiêu hóa thức ăn, bao gồm hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ thành phần độc hại, kìm hãm và tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên, khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn thay đổi theo hướng lượng lợi khuẩn giảm xuống và hại khuẩn tăng thì sẽ gây ra nhiễm khuẩn đường ruột.

2. Các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột sẽ biểu hiện như sau:

  • Tiêu chảy kéo dài, phân bọt có mùi chua
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc phân sống
  • Có thể lẫn chất nhầy hoặc máu trong phân
  • Một số trường hợp kèm theo đầy bụng
  • Có thể sốt nhẹ.

Khi trẻ có các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột diễn biến nặng nhưng không được điều trị kịp thời có thể bị mất nước trầm trọng, rối loạn điện giải, nặng hơn là suy kiệt sức khoẻ, suy dinh dưỡng kéo dài.

3. Hậu quả của loạn khuẩn đường ruột kéo dài ở trẻ

Loạn khuẩn đường ruột gây rối loạn trong quá trình tiêu hoá, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, thiếu chất. Từ đó, trẻ sẽ chậm tăng cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Tỷ lệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị giảm đi đồng nghĩa với việc sức đề kháng của trẻ cũng bị giảm sút, dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá như viêm đại tràng cấp/ mãn tính, tả, kiết lỵ,...

4. Điều trị loạn khuẩn đường ruột

Việc điều trị trẻ bị loạn khuẩn đường ruột như sau:

  • Sử dụng các chế phẩm vi sinh: Để điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ có thể dùng các chế phẩm vi sinh như lợi khuẩn Bacillus subtilis. Các chế phẩm vi sinh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển, giúp tăng sức đề kháng, kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,...
  • Cải thiện chế độ ăn: Ngoài bổ sung chế phẩm vi sinh, cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nếu trẻ phải ăn sữa công thức thì hãy lựa chọn sữa không có đường lactoza (free lactose). Với những trẻ lớn hơn, bữa ăn của trẻ cần đầy đủ chất dinh dưỡng, có nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa như thịt lợn, sữa chua, bí đỏ...

5. Phục hồi chức năng đường ruột sau loạn khuẩn

Hậu quả loạn khuẩn đường ruột ở trẻ, không chỉ là tình trạng biếng ăn hay kém hấp thu dinh dưỡng, dễ bị táo/lỏng mà đáng quan tâm hơn, đó là giảm sức đề kháng. Vì có đến 70-80% tế bào miễn dịch được tạo ra do lợi khuẩn đường ruột.

Vì thế, phục hồi đường tiêu hóa sau loạn khuẩn rất cần thiết để thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột. Nghiên cứu năm 2021 của GS.TS Lê Thị Hợp (nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) và cộng sự về tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng ở trẻ em cho thấy: Kết hợp giữa bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis với các hoạt chất sinh học có trong tự nhiên giúp bổ tỳ, kiện vị, tiêu thực, hiệu quả trong việc cải thiện rối loạn tiêu hóa. Sự kết hợp các chất này còn kích thích tiêu hoá, giảm tiêu chảy, táo bón, giúp trẻ ăn ngon, cải thiện hấp thu dinh dưỡng cho trẻ.

6. Cách phòng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

Để phòng ngừa hiệu quả tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần cho con ăn uống hợp lý, phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ:

  • Mẹ cho trẻ bú càng sớm càng tốt, ngay sau khi sinh.
  • Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, chỉ cho trẻ ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi. Do trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa có đủ men để tiêu hoá thức ăn ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Đây có thể là nguy cơ dẫn đến loạn khuẩn và tổn thương đường ruột của trẻ.
  • Chế độ ăn bổ sung hợp lý, mỗi bữa ăn cần cung cấp đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Nguyên liệu chế biến cho trẻ luôn tươi sạch, hợp vệ sinh và được nấu chín kỹ.
  • Nếu trẻ uống sữa công thức, sữa bột thì cần được pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.
  • Không cho trẻ uống sữa đã pha quá 1h để tránh sữa đã bị biến chất, không còn đảm bảo dinh dưỡng.
  • Dụng cụ pha sữa, núm ti giả luôn được rửa, tiệt trùng sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
  • Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi, đồ vật vào miệng.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn trước/ sau khi ăn, cho con ăn và sau khi đi vệ sinh.

Trường hợp có dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột thì ba mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ. Lưu ý không tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì có thể sẽ khiến diễn tiến nặng hơn, khó khăn chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm vi sinh BebuGold

Dùng cho trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng, kém hấp thu

Với thành phần chính là lợi khuẩn Bacillus subtilis kết hợp cùng chất xơ hòa tan, thảo dược cùng các vi khoáng, sản phẩm Cốm vi sinh BebuGold có công dụng:

  • Giúp bổ sung lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất.
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm các biểu hiện do loạn khuẩn đường ruột.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia nghiên cứu chứng minh BebuGold giúp: 100% trẻ cải thiện suy dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao); 93% trẻ cải thiện táo bón; 92% trẻ ăn nhanh hơn (ít hơn 30 phút); 87% trẻ cải thiện biếng ăn.

20221021_025122_721492_BebuGold.jpg

Thành phần

Bacillus subtilis, Inulin, Fructose Oligosaccharide (FOS), Calci gluconate, Zinc gluconate, Magnesi lactate dihydrate, L-Lysine HCl, Taurine, Bạch Truật, Hoài sơn, Sơn tra, Vitamin B1, B2, B5, B6.

Đối tượng sử dụng

  • Người bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc dùng kháng sinh kéo dài với các biểu hiện: Đau bụng, khó tiêu, táo bón, phân sống.
  • Trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng, kém hấp thu.

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY

XNQC: 01769/2019/ATTP-XNQC

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe