Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Chuyên khoa Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Đôi mắt thường thể hiện những thay đổi liên quan đến tuổi, đặc biệt khi con người đạt đến độ tuổi 60 trở lên. Một trong những thay đổi đặc trưng nhất là viễn thị, đục thể tinh thể hoặc một số bệnh lý về mắt nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1. Thay đổi thị lực ở người cao tuổi
1.1. Viễn thị
Sau khi vượt qua mốc 40 tuổi, việc phải tập trung nhìn các vật thể ở gần sẽ khó khăn hơn. Điều này là do thủy tinh thể bên trong mắt bắt đầu mất khả năng thay đổi hình dạng. Quá trình này được gọi là viễn thị hay lão thị.
Trong một thời gian ngắn, bạn có thể điều hòa sự suy giảm dần dần của khả năng tập trung này bằng cách giữ cho vật liệu được đọc cách xa mắt. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn phải cần sử dụng kính hoặc kính áp tròng để thực hiện hoạt động nhìn, đọc, ... của mình.
Để khắc phục tình trạng này, một số người sẽ lựa chọn phẫu thuật khắc phục cho hiện tượng viễn thị. Chẳng hạn như: khảm giác mạc, LASIK, phẫu thuật tạo hình giác mạc dẫn điện và trao đổi thấu kính khúc xạ.
Tuy nhiên, khi bạn già đi và độ tuổi từ 50 tuổi trở lên thì chứng viễn thị lại được cải thiện rõ rệt hơn. Lúc này, bạn sẽ phải thay đổi đơn thuốc kính mắt hoặc kính áp tròng. Ví dụ, bạn có thể cần một cặp kính mắt cho các hoạt động bình thường và một cặp kính khác sử dụng cho các hoạt động cần tập trung để làm việc một cách dễ dàng và thoải mái.
1.2. Đục thủy tinh thể
Mặc dù đục thủy tinh thể được coi là một bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác, nhưng chúng lại phổ biến ở những người cao tuổi. Theo Mayo Clinic, khoảng một nửa số người Mỹ ở tuổi 65 có hình thành đục thủy tinh thể trong mắt của họ. Và khi bước vào tuổi 70, thì tỷ lệ thậm chí còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể giúp cải thiện được bệnh này. Đây là phương pháp phẫu thuật cực kỳ hiện đại và an toàn với người bệnh, đồng thời mang lại hiệu quả đến mức 100% thị lực do mất hình thành đục thủy tinh thể được phục hồi.
Trong trường hợp, bạn nhận thấy có sự thay đổi thị lực do đục thể tinh thể, đừng ngần ngại thảo luận các triệu chứng của bệnh với bác sĩ nhãn khoa để có thể được chẩn đoán sớm và tìm được phác đồ điều trị hiệu quả.
Việc điều trị loại bỏ đục thủy tinh thể sớm sẽ làm giảm sự ảnh hưởng trước khi chúng để lại biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, người bệnh có thể tùy chọn các phương pháp khác như cấy ghép ống kính đa tiêu hoặc cung cấp ống kính nội nhãn có khả năng khắc phục tất cả tầm nhìn. Do đó, sẽ giảm nhu cầu về kính khi đọc sách hoặc các hoạt động khác.
1.3. Giảm kích thước đồng tử
Giảm kích thước đồng tử cũng chính là một trong số những thay đổi khi chúng ta già đi. Khi đó, các cơ kiểm soát kích thước đồng tử và phản ứng với ánh sáng sẽ mất đi đáng kể. Điều này sẽ làm cho đồng tử trở nên nhỏ hơn và ít phản ứng hơn với những thay đổi trong ánh sáng xung quanh.
Chính vì những thay đổi này, người ở độ tuổi 60 cần ánh sáng xung quanh nhiều hơn gấp ba lần để có thể đọc một cách thoải mái so với những người ở độ tuổi 20.
Ngoài ra, những người cao tuổi có nhiều khả năng bị lóa mắt bởi ánh sáng mặt trời và ánh sáng chói khi xuất hiện ở những tòa nhà ít ánh sáng chẳng hạn như rạp chiếu phim. Kính mắt với thấu kính qua điện và lớp phủ chống phản chiếu sẽ là giải pháp giúp cho tình trạng này.
1.4. Khô mắt
Khi già đi, cơ thể sản xuất ít nước mắt hơn. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi mãn kinh. Nếu bắt đầu có cảm giác nóng rát, châm chích, hoặc khó chịu ở mắt thì có thể liên quan đến khô mắt. Để cải thiện tình trạng này có thể sử dụng nước mắt nhân tạo khi cần thiết để tạo sự thoải mái cho mắt. Hoặc có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về lựa chọn các sản phẩm giúp cải thiện tình trạng khô mắt.
1.5. Mất thị lực ngoại vi
Lão hóa cũng thường gây ra mất thị lực ngoại biên với kích thước của trường thị giác có thể giảm khoảng một đến ba độ mỗi thập kỷ của cuộc sống. Khi đạt đến 70 hoặc 80 tuổi, mắt có thể bị mất thị trường thị giác ngoại vi từ 20 đến 30 độ.
Mất trường thị giác có thể làm tăng nguy cơ tai nạn ô tô. Vì vậy, những người ở độ tuổi lão hóa nên thận trọng hơn khi lái xe. Chẳng hạn như, để tăng tầm nhìn khi lái xe, hãy quay đầu và nhìn toàn bộ giao lộ để có thể điều khiển xe an toàn.
1.6. Giảm thị lực màu
Các tế bào trong võng mạc chịu trách nhiệm về độ nhạy cho sự suy giảm thị lực màu khi cơ thể lão hóa. Quá trình này làm cho màu sắc trở nên kém sáng hơn và độ tương phản giữa các màu khác nhau sẽ ít được chú ý hơn.
Cụ thể, màu xanh lam có thể bị nhạt dần hoặc “bị rửa trôi”. Trong khi, chưa có cách điều trị cho sự mất nhận thức màu sắc này, thì một số người cần phải biết được những tác động này để có phương pháp khắc phục tránh ảnh hưởng đến công việc của mình, chẳng hạn như những người làm nghề nghệ sĩ, thợ may hay thợ điện được yêu cầu phải phân biệt màu sắc tốt.
1.7. Tách thủy tinh thể
Khi già đi, thủy tinh thể giống như gel bên trong mắt bắt đầu hóa lỏng tách ra khỏi võng mạc. Tình trạng này được gọi là tách thủy tinh thể và nó thường vô hại. Tuy nhiên, khi lớp gel này nổi lên có thể là dấu hiệu cho sự bắt đầu của võng mạc bị bong ra - đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây mù lòa nếu không được điều trị sớm.
2. Một số bệnh về mắt liên quan đến tuổi
2.1. Thoái hóa điểm vàng
Thoái điểm vàng liên quan đến tuổi và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi. Theo Viện mắt Quốc gia (NEI), có hơn hai triệu người Mỹ hiện đang bị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Cùng với sự già hóa của dân số Mỹ, con số này có thể được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi so với thời điểm hiện tại lên khoảng 5.4 triệu người vào năm 2050.
2.2. Bệnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp đôi khi được gọi là kẻ trộm thầm lặng của thị giác, bởi nó hoạt động không có biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân của bệnh có thể là sự tích tụ quá nhiều chất lỏng và áp lực ở phía trước mắt.
Nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp theo tuổi có thể tăng từ 1% ở độ tuổi 40 và lên đến 12% ở độ tuổi 80. Tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa ở Mỹ.
2.3. Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường là kết quả tổn thương tiến triển đối với các mạch máu nhỏ của võng mạc. Nếu các mạch máu mới phát triển trên bề mặt võng mạc, chúng có thể chảy máu vào mắt và chặn tầm nhìn.
Hơn 10 triệu người Mỹ trên 40 tuổi được biết mình mắc bệnh tiểu đường. Và trong số những bệnh nhân tiểu đường này, Viện mắt Quốc gia (NEI) ước tính có đến 40% người mắc bệnh võng mạc tiểu đường và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
3. Một số biện pháp phòng bệnh về mắt
Thị lực kém nên làm gì? luôn là câu hỏi được đặt ra với nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Mặc dù không phải tất cả các yếu tố gây ra bệnh mắt đều không thể khắc phục nhưng có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Các nghiên cứu cho thấy một số chất dinh dưỡng như lutein và zeaxanthin có trong rau lá xanh, hay kẽm cũng như các chất chống oxy hóa, vitamin A, C và E có thể giúp giảm nguy cơ mắc thoái hoá điểm vàng (AMD).
- Ăn cá giàu acid béo omega-3.
- Không hút thuốc: Nguy cơ mắc bệnh khi hút thuốc sẽ làm cho bệnh thoái hoá điểm vàng khởi phát sớm, cùng với các bệnh khác như võng mạc đái tháo đường, tăng huyết áp, đục thuỷ tinh thể.
- Bảo vệ mắt không cho tiếp xúc với tia cực tím bằng cách đeo kính râm. Hơn nữa còn có thể ngăn ngừa được tình trạng đục thuỷ tinh thể.
- Kiểm soát cân nặng, huyết áp và mức cholesterol.
- Tập thể dục. Một nghiên cứu của Viện hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ cho thấy tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ thoái hoá điểm vàng (AMD) khoảng 70%.
Chăm sóc sức khỏe mắt là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung. Để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt thì bạn cần được thăm khám chẩn đoán các vấn đề về mắt từ sớm, tránh để bệnh tiến triển lâu ngày, dễ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc, đặc biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống của người cao tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: aoa.org, allaboutvision.com