Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, có vai trò quan trọng trong nhận thức, tư duy và các quá trình tâm lý khác. Những năm tháng đầu đời có tính chất quyết định trong hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
1. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi
1.1. Giai đoạn dưới 1 tuổi
- Giai đoạn 0 - 3 tháng
- Giật mình với những tiếng động bất ngờ.
- Quay mặt về phía người nói.
- Khóc thể hiện bé đang đói hay giận giữ.
- Bắt đầu phát âm để thể hiện sự thích thú.
- Thường xuyên phát âm để thể hiện lại giọng nói, âm thanh.
- Giai đoạn 4 - 6 tháng
- Phát âm để thể hiện yêu cầu, mong muốn của mình.
- Phát âm phản xạ lại khi nghe hát.
- Phát âm khi ở một mình hay có người.
- Phát âm thể hiện sự vui thích.
- Phân biệt được giọng nói tức giận hay vui vẻ.
- Ngừng khóc khi nghe có giọng nói.
- Bé 7 - 9 tháng
- Lặp lại các âm tiết giống nhau như "ba ba", "ma ma".
- Bắt đầu phát âm để trả lời khi được gọi tên.
- Chơi nhiều trò hơn: Vỗ tay, ú òa.
- Dừng hoạt động khi nghe gọi tên.
- Có vẻ như đang hát.
- Gọi để thu hút sự chú ý.
- Biết dùng cử chỉ, ngôn ngữ để diễn đạt: Lắc đầu để nói "không", gật đầu,...
- Giai đoạn 10 - 12 tháng
- Bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn, giống một câu ngắn mà không có từ thực sự.
- Nói bập bẹ với người lớn có âm điệu.
- Đưa đồ chơi cho người lớn khi nghe yêu cầu.
- Làm theo một mệnh lệnh đơn giản như "đặt nó xuống".
- Thể hiện hiểu các yêu cầu nghe được bằng cử chỉ của đầu, cơ thể.
- Tăng chú ý vào lời nói trong một khoảng thời gian dài.
- Nói một vài từ như bye bye, ba.
- Bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên.
- Dùng được âm bật nổ, âm mũi (p, b, d, m).
1.2. Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi
- Giai đoạn 13 - 15 tháng
- Dùng được 7 từ hoặc nhiều hơn.
- Dùng giọng và cử chỉ để có được đồ vật mong muốn.
- Tiếp tục líu ríu với nhiều từ đúng hơn.
- Bắt chước các từ mới, nói gần các từ đơn.
- Hát.
- Hiểu được một số câu hỏi đơn giản: Ở đâu? Cái gì?
- Nhận ra tên các bộ phận cơ thể: Mắt, tay, mũi, miệng,...
- Thích thú với giai điệu.
- Dùng nhiều phụ âm hơn (p, b, m, n, h)
- Giai đoạn 16 - 18 tháng
- Nói được từ 20 từ đơn hoặc nhiều hơn.
- Nói được nhiều từ có ý nghĩa.
- Giảm cử chỉ, dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp.
- Bắt chước các từ nghe thấy.
- Hiểu được hơn 50 từ.
- Nhận diện một số quần áo, đồ chơi, thức ăn.
- Lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn.
- Phát âm hầu hết nguyên âm.
- Phát âm các phụ âm (p, b, m, n, h).
- Giai đoạn 19 - 24 tháng
- Vốn từ khoảng 200 - 300 từ.
- Kết hợp 2 từ.
- Bắt chước được câu khoảng 2 - 3 từ.
- Thường xuyên có từ mới.
- Bắt đầu dùng tên riêng khi nói về bản thân.
- Dùng đại từ sở hữu (của con).
- Có thể hỏi câu: Ở đâu? Cái gì đây?
- Biết phối hợp các từ để tạo thành câu.
- Câu đơn giản có động từ, danh từ, tính từ.
- Cố gắng "kể chuyện" nhằm chuyển tải thông điệp.
- Làm theo chỉ dẫn 2 bước đơn giản.
- Phát âm (p, b, m, n, h, d)
1.3. Giai đoạn từ 2 - 3 tuổi
- Giai đoạn 25 - 30 tháng
- Dùng câu 2 - 3 từ thường xuyên hơn.
- Dùng danh từ riêng: Con, mẹ, bác, cô, dì,...
- Sử dụng câu có 2 hay nhiều từ hơn (rửa tay, đi tắm, đi ngủ).
- Bắt đầu gọi tên các màu cơ bản.
- Lặp lại 2 số đếm, lặp lại các từ, các cụm từ.
- Đọc được những bài thơ, bài hát yêu thích, nói được câu phủ định.
- Phát âm (p, b, m, n, h, d, f).
- Giai đoạn 31 - 36 tháng
- Vốn từ khoảng 900 từ.
- Nói trọn câu ngắn dễ dàng (3 - 4 từ).
- Trả lời đầy đủ họ và tên.
- Bắt đầu dùng ngôn ngữ phức tạp hơn.
- Đặt câu hỏi: Ai? Ở đâu? Cái gì? Vì sao?
- Dùng đại từ xưng hô: Con, mẹ, cô ấy, bạn ấy...
- Dùng từ và/bởi vì.
- Sử dụng câu phủ định: Không, không có.
- Dùng nhiều từ chỉ vị trí.
- Hiểu khái niệm thời gian: Hôm nay, ngày mai..., hiểu cái nào không có ở đây.
- Hiểu được 2 - 3 động từ mệnh lệnh trong một câu.
Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ
Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
1.4. Giai đoạn từ 3 - 4 tuổi
- Giai đoạn 37 - 42 tháng
- Có thể nói rõ ràng.
- Sử dụng câu nối với nhau.
- Dùng từ: Vì, bởi vì.
- Câu hỏi: Khi nào? Bao nhiêu? Tại sao?
- Mô tả đồ vật dùng làm gì?
- Có thể nghe câu chuyện 10 - 15 phút.
- Hiểu các khái niệm khó như chất lượng, số lượng, chất liệu.
- Hiểu khái niệm ngày, đêm, phân biệt các hoạt động khác nhau ở ngày và đêm.
- Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác,...
- So sánh hơn, kém, cao hơn/thấp hơn,...
- Giai đoạn 43 - 48 tháng
- Vốn từ khoảng 1500 từ.
- Nói về bức tranh và câu chuyện sách.
- Kể lại những trải nghiệm sự kiện đơn giản theo trình tự.
- Hát lại những bài hát theo trí nhớ.
- So sánh, suy luận.
- Hỏi: Bao nhiêu? Như thế nào?
- Trẻ biết sử dụng câu nói đùa, diễn những màn kịch ngắn.
- Trả lời được các câu hỏi, đưa thêm thông tin.
- Chuyển tải được ý tưởng, nói đúng ngữ pháp.
- Chơi trò tưởng tượng tinh tế hơn.
- Hiểu được trình tự sự kiện, ý nghĩa các từ nối, cấu trúc so sánh.
- Thực hiện được hướng dẫn 4 bước.
2. Bé chậm phát triển ngôn ngữ
Có đến khoảng 20% trẻ em bị chậm nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói.
Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé.
Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn như mất thính lực, chậm phát triển trong lĩnh vực khác, bệnh khó học (thường được chẩn đoán khi trẻ đi học), thậm chí là bệnh tự kỷ.
Khi trẻ có những dấu hiệu chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, bố mẹ không nên chờ đợi hoặc hy vọng con sẽ tự trở lại phát triển bình thường. Thay vào đó, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ, chuyên gia tâm lý để giúp trẻ cải thiện tình trạng của mình. Trong trường hợp không may, nếu trẻ chậm nói do bệnh lý hoặc tâm lý thì việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.
Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ
Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.