Táo bón là tình trạng đại tiện khó hoặc một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Táo bón sẽ khiến cho trẻ đi tiêu khó khăn, thậm chí gây nên cảm giác sợ đi tiêu, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất ở trẻ. Hiện nay có nhiều giải pháp giúp cha mẹ giải quyết được trẻ bị táo bón. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ đã cho trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón, vì sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này và có biện pháp xử lý táo bón ở trẻ hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Táo bón là tình trạng thường xảy ra khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến cho phân trở nên cứng, khô và khó đào thải ra bên ngoài. Đối với trẻ em, có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến táo bón như:
- Nhịn đi vệ sinh: Nhiều trẻ có thể bỏ qua nhu cầu đi tiêu vì sợ đi vệ sinh hoặc không muốn dừng những trò chơi của mình lại một cách ngắt quãng để đi vệ sinh. Một số trẻ em không chịu đi vệ sinh bên ngoài vì chúng không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Đi tiêu đau đớn do phân cứng và lớn cũng có thể dẫn đến việc trẻ lười đi vệ sinh. Đặc biệt, nếu cảm thấy đau mỗi lần đi tiêu, trẻ sẽ có xu hướng nhịn đi vệ sinh, lâu dần sẽ khiến trẻ bị táo bón.
- Vấn đề tập sử dụng nhà vệ sinh: Nếu cha mẹ bắt đầu tập đi vệ sinh quá sớm, trẻ có thể trở nên nổi loạn và không chịu đi vệ sinh. Điều này nếu tiếp tục xảy ra sẽ hình thành thói quen không tốt trong việc cố gắng đẩy phân ra khỏi cơ thể, dẫn đến táo bón.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống không đủ trái cây và rau giàu chất xơ hoặc chất lỏng có thể gây táo bón. Một trong những thời điểm phổ biến hơn khiến trẻ bị táo bón là khi chúng chuyển từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang chế độ ăn bao gồm thức ăn đặc.
- Những thay đổi trong thói quen: Bất kỳ thay đổi nào trong thói quen của trẻ, chẳng hạn như đi du lịch, thời tiết nóng bức hoặc căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột. Trẻ em cũng có nhiều khả năng bị táo bón khi mới bắt đầu đi học và ăn cơm bán trú hoặc nội trú ở trường.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm và nhiều loại thuốc khác có thể góp phần gây ra táo bón.
- Dị ứng sữa bò: Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (pho mát và sữa bò) đôi khi dẫn đến táo bón.
- Tiền sử táo bón trong gia đình: Những trẻ có người nhà từng bị táo bón sẽ dễ bị táo bón hơn. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc điều kiện môi trường của gia đình đó.
- Một vấn đề bệnh lý: Hiếm khi trẻ bị táo bón là một dị dạng giải phẫu, một vấn đề về hệ thống chuyển hóa hoặc tiêu hóa hoặc một tình trạng tiềm ẩn khác.
2. Trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón, vì sao?
Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón? Đây có phải là một hiện tượng bất thường hay không và cách giải quyết ra sao? Tuy nhiên, việc trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón thường do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón do bổ sung sai cách
Rau xanh ngoài tác dụng cung cấp các vitamin cho bé còn là nguồn chất xơ giúp làm mềm phân để trẻ có thể dễ dàng bài tiết ra ngoài. Vì thế các bậc cha mẹ lưu ý, khi cho bé ăn không nên chỉ lấy phần nước mà cần cho bé ăn cả phần “xơ”. Nếu bé còn ăn dặm, mẹ có thể xay nhuyễn hoặc băm nhỏ rau trộn vào bột và thức ăn cho bé. Với các bé đã lớn thì mẹ nên khuyến khích bé ăn canh cả cái, các món rau xào, nộm rau,... Bổ sung rau đúng cách sẽ giúp hạn chế việc bé bị táo bón.
2.2. Bé uống nước quá ít
Trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón có thể là do trẻ không được bổ sung nước đầy đủ. Nếu bé uống quá ít nước, quá trình tiêu hóa cũng sẽ trở nên kém hiệu quả. Tùy theo độ tuổi của bé, mẹ cần cung cấp cho bé lượng nước tương ứng (theo cân nặng) được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em như sau:
- Dưới 1 tuổi: 150 ml/kg/ngày
- Từ 1-5 tuổi: 100 ml/kg/ngày
- Từ 6-10 tuổi: 70 ml/kg/ngày
2.3. Bé đang bị bệnh
Một nguyên nhân khác có thể khiến bé bị táo bón dù ăn đầy đủ rau xanh đó là do bé bị bệnh và phải dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và gây xáo trộn “bộ máy” tiêu hóa vốn còn yếu của bé. Để khắc phục điều này, các bà mẹ có thể cho bé dùng các loại sữa chua hoặc men tiêu hóa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý không nên tự ý dùng men tiêu hóa mà phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các dị tật bẩm sinh như phình đại tràng, hẹp ruột, hẹp hoặc nứt hậu môn cũng khiến bé khó khăn trong việc đi vệ sinh, dẫn đến táo bón. Một số bệnh lý như còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn cũng gây táo bón cho trẻ. Với các trường hợp này, mẹ cần cho bé đến bác sĩ để có phương án chữa trị thích hợp.
2.4. Bé không dám đi vệ sinh
Ngoài các nguyên nhân do thể chất, bé cũng có thể bị táo bón do tâm lý. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 trường hợp:
- Bé mới tập ngồi bô: Bé mới tập ngồi bô hoặc dùng bệ xí như người lớn thường có tâm lý bỡ ngỡ và lo sợ. Nếu cha mẹ không tinh ý nhận ra và có cách động viên trẻ, sẽ dễ dẫn đến việc bé cố gắng nín nhịn khi có nhu cầu. Lâu dần sẽ hình thành bệnh táo bón.
- Bé mới đi học: Những bé vừa bước vào giai đoạn đi nhà trẻ, mẫu giáo hoặc cấp 1 thường rất sợ đi vệ sinh. Với các bé nhà trẻ, mẫu giáo, thay đổi từ môi trường ở nhà sang một nơi hoàn toàn mới lạ sẽ làm bé lo lắng và sợ hãi. Còn các bé ở giai đoạn cấp 1 thường chưa quen với việc đi vệ sinh một mình nên cũng sẽ cố gắng “nhịn”.
- Bé vừa bị táo bón: Các bé vừa hoặc đang bị táo bón, cảm giác đau mỗi lần đi vệ sinh sẽ khiến cho bé sợ hãi và không dám “đi” khi có nhu cầu. Điều này dẫn đến tình trạng “xoay vòng”: Bé bị táo bón – sợ đi vệ sinh – tiếp tục bị bệnh. Đối với các trường hợp táo bón do tâm lý, đầu tiên mẹ cần phải tinh ý để phát hiện các biểu hiện của trẻ. Sau đó, mẹ cần trấn an, xoa dịu tinh thần để bé cảm thấy thoải mái và không còn “sợ” đi vệ sinh.
3. Điều trị trẻ bị táo bón
Tùy thuộc vào từng trường hợp trẻ bị táo bón, các bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định về điều trị như sau:
- Thuốc, thực phẩm bổ sung chất xơ không kê đơn hoặc chất làm mềm phân: Nếu trẻ không nhận được đủ chất xơ trong chế độ ăn uống, hãy bổ sung chất bổ sung chất xơ mà các bác sĩ chỉ định, chẳng hạn như Metamucil hoặc Citrucel. Tuy nhiên, trẻ cần uống ít nhất 32 ounce (khoảng 1 lít) nước hàng ngày để các sản phẩm này hoạt động tốt. Trao đổi với bác sĩ để biết liều lượng phù hợp với tuổi và cân nặng của các bé.
- Thuốc thành phần glycerin có thể được sử dụng để làm mềm phân ở những trẻ chưa thể uống được thuốc. Trao đổi với bác sĩ của bé về cách thích hợp để sử dụng các sản phẩm này.
- Thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ: Nếu sự tích tụ của phân tạo ra sự tắc nghẽn, bác sĩ của bé có thể đề nghị dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ để giúp loại bỏ tình trạng này. Không nên cho trẻ uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ mà không có sự đồng ý của bác sĩ và hướng dẫn về liều lượng thích hợp.
- Thuốc xổ của bệnh viện: Đôi khi trẻ có thể bị táo bón nghiêm trọng đến mức trẻ cần phải nhập viện trong một thời gian ngắn để được dùng thuốc xổ mạnh hơn nhằm làm sạch ruột (không phản ứng).
Mẹ cần lưu ý, khi bé bị táo bón, rau xanh và chất xơ không giải quyết hết vấn đề, do đó câu hỏi trẻ ăn rau gì cho hết táo bón không phải là ưu tiên hàng đầu. Ngoài bổ sung rau xanh, mẹ cần phải bổ sung đầy đủ nước và trấn an tinh thần trẻ để bé có thể cảm thấy thoải mái “giải quyết” khi có nhu cầu.
Các bậc cha mẹ thường cố gắng cho trẻ ăn nhiều rau xanh để phòng tránh nguy cơ bị táo bón, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bé vẫn gặp phải tình trạng này, ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thu cũng như phát triển toàn diện của bé. Những nguyên nhân khiến trẻ vẫn bị táo bón dù ăn nhiều rau xanh là trẻ nhịn đi vệ sinh, không uống đủ nước, thay đổi môi trường sống.... Do đó ngoài bổ sung chất xơ, các bậc cha mẹ cũng nên quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần của bé để bé có thể dễ dàng, thoải mái hơn trong mỗi lần đại tiện.
Đặc biệt, bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong