Trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói?

Trẻ lười ăn luôn là vấn đề khiến các bậc làm cha mẹ phải đau đầu, thậm chí có những phụ huynh đã bỏ đói con với hi vọng kích thích cơn thèm ăn của trẻ. Vậy trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói hay không và bỏ đói như thế nào cho hợp lý?

1. Trẻ có thực sự biếng ăn hay không?

Trẻ lười ăn là tình trạng thường gặp từ 1 đến 6 tuổi. Biếng ăn được định nghĩa đơn giản là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết do không cảm thấy ngon miệng dẫn đến bữa ăn kéo dài trên 30 phút thậm chí hàng tiếng đồng hồ.

Có thể chia nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, biếng ăn làm các nhóm sau:

  • Bệnh lý: Do nhiễm trùng cấp/mạn tính, bệnh lý răng miệng, bệnh lý bẩm sinh.
  • Dinh dưỡng: Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ.
  • Tâm lý: Trẻ được nuông chiều quá mức, cách cho ăn không đúng (vừa ăn vừa chơi, xem tivi, điện thoại,...).
  • Do “cha mẹ chẩn đoán”: Các bậc phụ huynh luôn muốn con mình ăn nhiều hơn sức ăn của trẻ dù thể trạng của trẻ hiện đang tốt, thậm chí béo phì.
  • Thần kinh: Do quan niệm sai lầm của trẻ về cơ thể hoặc tổn thương tâm lý, thường gặp ở trẻ lớn.

2. Trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói?

Sẽ có những bậc phụ huynh cảm thấy con mình “không biết đói là gì”, vì có bỏ đói thế nào cũng không thấy trẻ đòi ăn. Hoặc đôi khi bố mẹ mất kiên nhẫn, sẽ thắc mắc rằng liệu trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói không. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải tự xem lại mình đã thực sự để trẻ đói hay chưa? Thời gian bỏ đói trẻ có đủ lâu để trẻ cảm nhận cơn đói hay không? Nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy xót ruột khi con mới chỉ vài giờ không ăn và rồi lại cố dụ dỗ, bù đắp cho con ăn thêm trong khi con chưa hề đói.

Việc luôn cố gắng cho trẻ ăn khi trẻ không đói sẽ làm dạ dày của trẻ luôn ở trạng thái “lưng lửng”, não sẽ không nhận được cảm giác đói và không phát ra tín hiệu thèm ăn. Hậu quả là tới bữa chính trẻ sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn, vòng luẩn quẩn cứ thế lặp đi lặp lại và trẻ bị khép vào tội “biếng ăn” theo tiêu chuẩn của cha mẹ.

Trước khi khẳng định con mình “không biết đói là gì” thì cha mẹ hãy tự trả lời câu hỏi “mình đã bỏ đói con đủ lâu hay chưa?”


Giải đáp trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói không?
Giải đáp trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói không?

3. Khơi gợi sự thèm ăn của trẻ như thế nào?

Để kích thích cơn thèm ăn và hình thành thói quen ăn uống, cha mẹ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Cho con ăn cùng lúc với bữa cơm gia đình.
  • Cho trẻ ăn 1 ngày 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bữa phụ phải cách bữa chính tiếp theo ít nhất 1,5 – 2 giờ.
  • Thời gian cho bữa chính là 20 - 30 phút, bữa phụ là 10 – 15 phút. Không cố đút ép trẻ ăn thêm.
  • Nếu trẻ nhất quyết không ăn, hãy tôn trọng quyết định của trẻ. Cha mẹ không cần thiết phải cho trẻ ăn bù hay ăn vặt. Việc nhịn ăn 1 hoặc 2 bữa không ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.
  • Với trẻ trên 1 tuổi, không uống quá 500ml sữa và các sản phẩm từ sữa trong cùng 1 ngày.

Việc bỏ đói trẻ với mục đích là giúp trẻ nhận ra giá trị của bữa ăn, thực phẩm và để trẻ thưởng thức đồ ăn, phát triển kỹ năng nhai và nuốt. Bên cạnh việc đó, cha mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe