Trẻ hay giật mình khó ngủ, khi nào đáng lo?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Nhiều trẻ nhỏ có dấu hiệu ngủ hay giật mình, quấy khóc. Hiện tượng trẻ hay giật mình khó ngủ có thể đến từ những nguyên nhân bất thường và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

1. Nguyên nhân trẻ hay giật mình khi ngủ

Hiện tượng trẻ giật mình khóc thét khi đang ngủ có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trong đó, nguyên nhân bệnh lý cần được phụ huynh đặc biệt lưu tâm.

1.1 Nguyên nhân sinh lý, môi trường

  • Phản xạ tự nhiên: Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời, giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ,... Phản xạ này có tên gọi là Moro, đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Do sau khi sinh, bé chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây là một phản xạ sinh lý bình thường và vô hại. Phản xạ này sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 - 6 tháng tuổi;
  • Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay cảm giác không an toàn thì bé hay mơ thấy ác mộng, bị giật mình khi ngủ;
  • Tiếng ồn lớn: Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hoặc khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống giường nệm một cách bất ngờ.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

  • Trào ngược dạ dày: Là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ;
  • Thiếu canxi: Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn;
  • Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán,...;
  • Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,... dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ;
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Hậu quả khó lường khi trẻ thường xuyên bị giật mình khó ngủ

Hiện tượng trẻ giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như:

  • Chậm tăng cân: Giấc ngủ sâu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon giấc sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 - 5 lần so với bình thường. Điều này giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, hay giật mình khi ngủ thì chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ;
  • Giảm khả năng nhận thức: Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương vì trong năm đầu tiên kể từ khi bé chào đời, não bộ chưa thực sự hoàn thiện. Lúc này, sự phát triển của não bộ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Những trẻ khi ngủ hay giật mình và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời. Không chỉ vậy, hiện tượng hay giật mình khi ngủ ở trẻ còn là nguyên nhân các hệ lụy như: suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa (trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng; ngưng thở, cao huyết áp);
  • Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Hiện tượng trẻ nhỏ khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao;
  • Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Nhiều trẻ khi ngủ hay bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu ăn. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú và hệ quả đi kèm là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.

=>> Tham khảo thông tin hữu ích từ bác sĩ chuyên khoa nhi:


Nếu trẻ thường giật mình khi ngủ sẽ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ
Nếu trẻ thường giật mình khi ngủ sẽ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ

Phản xạ giật mình khi ngủ có thể khiến bé thức giấc giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và bố mẹ. Không chỉ vậy, trẻ hay giật mình khi ngủ còn gặp nhiều hệ lụy như chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm tới chất lượng giấc ngủ của con để có biện pháp xử trí phù hợp.

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có một số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe