Biếng ăn (lười ăn) là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ bị ép ăn. Trẻ biếng ăn do bị ép ăn có các biểu hiện như ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt... Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết phải làm gì khi trẻ biếng ăn vì tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân.
1. Tại sao cha mẹ ép con ăn?
Dưới đây là một số nguyên nhân cha mẹ ép trẻ ăn nhiều:
- Để hoàn thành bữa ăn: Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng khi mọi món ăn được sắp lên thì chúng cần được tiêu thụ hết. Tuy nhiên, người lớn lại vô tình đem cái suy nghĩ ấy áp dụng vào trẻ con. Nhưng với trẻ em thì không phải vậy vì chúng chỉ ăn lượng thức ăn mà dạ dày cho phép.
- Khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn rắn: Đây là một sai lầm khi cho con ăn dặm rất phổ biến mà cha mẹ mắc phải khi bắt đầu cho con ăn dặm lần đầu tiên. Mục đích của ăn dặm không phải là ép bé ăn những món mà bé không thích mà để bé phát triển vị giác và sau đó để bé tự chọn món mình thích.
- Lo lắng trẻ ăn không đủ: Trẻ nhỏ ăn ít nhưng hay ăn. Cha mẹ chúng ta nghĩ rằng con mình có thể không ăn hoặc không nhận được đủ dinh dưỡng cho trẻ từ các bữa ăn nhỏ, do đó cho ăn quá mức.
- Đút cho trẻ ăn ngay cả khi trẻ đã lớn: Khá nhiều bậc cha mẹ thích cho con ăn ngay cả khi con đã đủ lớn tự ăn vì nghĩ rằng con chưa thể tự xúc ăn. Điều này dẫn đến việc cho ăn quá nhiều.
- Không hiểu nhu cầu của trẻ: Là cha mẹ, chúng ta nghĩ rằng chúng ta nhận thức rõ hơn về những gì con mình cần và điều này cũng đúng đối với thức ăn. Vì vậy, khi trẻ không chịu ăn, chúng ta thường có xu hướng ép ăn vì nghĩ rằng trẻ chưa hiểu được yêu cầu của cơ thể mình.
- Để giới thiệu cho trẻ loại thực phẩm mới: Cha mẹ thường ép trẻ ăn khi họ làm quen với một loại trái cây, rau hoặc một loại thực phẩm mới. Suy nghĩ này khiến họ nhầm tưởng rằng trẻ em cần được cho ăn liên tục để chúng có thể cảm nhận được mùi vị.
- So sánh với những đứa trẻ khác: Khi gia đình có người anh, chị hoặc một đứa trẻ cùng tuổi háu ăn, mập mạp hoặc chỉ đơn giản là một lời chê bai của ai đó về ngoại hình của con bạn thì không ít ông bố bà mẹ cảm thấy rằng họ không làm tốt việc cho trẻ ăn và cần phải ép trẻ ăn nhiều.
- Để khắc sâu những thói quen tốt: Chỉ vì một loại thực phẩm nào đó tốt cho sức khỏe, không có nghĩa là bạn sẽ ép con mình ăn. Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng để tạo thói quen ăn uống tốt thì nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm ngay cả khi trẻ không thích ăn.
2. Tác hại của việc trẻ biếng ăn do bị ép ăn
- Nôn mửa là tác hại hay gặp nhất của việc trẻ biếng ăn do bị ép ăn
- Ác cảm với thực phẩm và khiến cho trẻ bỏ ăn
- Hủy hoại cảm giác thèm ăn ở trẻ
- Tạo cảm xúc tiêu cực: Đứa trẻ có thể phát triển những cảm giác và cảm xúc tiêu cực đối với thức ăn và thậm chí đối với cha mẹ.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh
- Thiếu kiểm soát thói quen ăn uống
- Rối loạn ăn uống: Vì không kiểm soát được việc ăn uống, trẻ có thể bị rối loạn ăn uống như biếng ăn, ăn vô độ
- Kén chọn thức ăn
- Kiểm soát của cha mẹ đối với thực phẩm dẫn đến các vấn đề về ăn uống: Khi trẻ bị ép ăn, điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy mất tự chủ và không kiểm soát được cuộc sống của mình, dẫn đến các vấn đề về lòng tự trọng thấp.
3. Một số nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn
Thời nay, nhiều ông bố bà mẹ vẫn quan niệm rằng bằng mọi cách phải ép con ăn hết tiêu chuẩn thì con mới chóng lớn được. Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược lại, càng ép trẻ ăn lại càng khiến trẻ sợ hãi, chán ăn hơn và dẫn đến tình trạng ngày càng ốm yếu hơn.
Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ quá béo hay quá gầy dẫn đến nhiều bệnh như suy dinh dưỡng, béo phì, tiểu đường ở trẻ nhỏ. Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) có tới 50% trong tổng số trẻ em tại Việt Nam bị thiếu hụt và có nguy cơ thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin D và sắt.
Cơ chế biếng ăn ở trẻ thường thấy:
- Biếng ăn bệnh lý: Do trẻ mắc các bệnh cấp tính như sốt, tiêu chảy... khiến trẻ lười ăn, ăn rất ít thậm chí là bỏ bữa.
- Biếng ăn sinh lý: Hay gặp ở những giai đoạn trẻ đang tập học kỹ năng như học đi, học nói, mải mê khám phá mà quên cả ăn
- Biếng ăn tâm lý: Do trẻ không thích một vài món ăn nào đó nhưng bố mẹ không biết và vẫn tiếp tục cho trẻ ăn hoặc ngay cả người cho ăn cũng không phù hợp với trẻ, hay môi trường ăn uống không hợp... Đây cũng chính là lý do hay gặp nhất ở nước ta, vì suy nghĩ luôn sợ con bị đói, con ăn không đủ chất, con gầy quá nên các ông bố bà mẹ, ông bà vẫn luôn ép trẻ ăn cho dù trẻ đã từ chối, đau bụng, mệt mỏi, khóc... Và khi trẻ không thể làm gì được thì trẻ thường có phản ứng chống đối lại, tạo nên một cuộc chiến thật sự trong mỗi bữa ăn. Nhưng người lớn không hiểu được rằng, ngay cả bản thân họ cũng có những ngày mệt mỏi, không muốn ăn gì hay đơn giản như họ không thể ngày nào cũng ăn đủ 1 bát cơm, 1 bát rau, nửa bát thịt, cá, trứng được. Vậy mà họ lại đi áp đặt một đứa trẻ phải ăn đủ, ăn hết khẩu phần của chúng.
Các chuyên gia về dinh dưỡng ở trẻ em cũng cho biết rằng chu kỳ ăn của trẻ tính theo tuần, hay 10 ngày chứ không phải tính theo số bữa. Có thể hiểu là trẻ bỏ ăn hay ăn ít trong 1 ngày, 1 bữa những bữa sau hay ngày tiếp theo trẻ sẽ ăn bù. Hoặc có bữa trẻ chỉ ăn cơm, chỉ ăn thịt hay chỉ ăn rau mà không ăn đều tất cả các loại thức ăn thì đó cũng là chuyện rất bình thường.
Về cơ bản khi một đứa trẻ sinh ra, tự bản thân chúng đã có cơ chế để tự nhận biết được chúng cần nạp cái gì và nạo bao nhiêu. Việc của các bậc cha mẹ là cung cấp cho trẻ các loại thức ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Bạn ép trẻ ăn chỉ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng hơn do không còn khả năng tự cân bằng bẩm sinh. Trẻ sẽ sợ ăn mà bỏ ăn hay ăn quá nhiều, dẫn đến những hậu quả nặng nề như chán ăn, béo phì do ăn uống vô độ hay nặng nề hơn là trầm cảm.
Do đó, ép ăn trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất, cảm xúc và sinh lý. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu tại sao bạn lại ép trẻ ăn nhiều và tìm kiếm nguyên nhân có thể gây ra hành vi đó. Nếu bạn cảm thấy con mình ăn ít hơn anh chị em của mình, không chịu ăn, mải mê chơi hơn là ăn và nhiều việc như vậy, đó là điều hết sức bình thường. Bạn nên giữ bình tĩnh, không hoảng sợ.
Nếu con bạn là một người kén ăn, điều đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân gốc rễ của nó. Điều này sẽ giúp bạn đối phó với tình huống một cách tốt hơn. Ngay cả khi con bạn đang mải mê làm việc gì đó và bỏ lỡ bữa ăn của mình, tốt nhất là bạn nên để con một mình và chờ đến khi bé cảm thấy đói. Ghi nhớ rằng mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài trong 30 phút. Bạn đừng lo, số lượng trẻ bị biếng ăn bẩm sinh và không có nhu cầu ăn uống là rất ít. Lượng thức ăn và các chất dinh dưỡng còn thiếu trẻ có thể bổ sung ở những bữa ăn sau hay ở các thực phẩm bổ sung khác.
Ngoài việc là một tấm gương tốt, việc để con bạn quyết định giờ ăn, sở thích và các yếu tố khác của mình có thể giúp bé hình thành thói quen ăn uống trong một chặng đường dài. Điều quan trọng là phải cho con bạn ăn thức ăn lành mạnh.
Bên cạnh đó, bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng khi cần tư vấn nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong