Trẻ bị đau bụng: Đừng chủ quan

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Nhiều cha mẹ không nghĩ rằng đau bụng còn có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó ở trẻ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

1. Đau bụng là đau như thế nào?

Đau bụng có thể là bị đau tại bất cứ bị trí nào giữa ngực và vùng bẹn.

Đau bụng có nhiều kiểu: Đau nhói theo từng cơn, đau quặn lại, đau nhẹ,... Cường độ và tần suất của các cơn đau không nói lên được mức độ trầm trọng của nguyên nhân gây nên đau bụng.

Đau bụng có thể là do đường tiêu hóa hoặc cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó không nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp bị đau bụng lại là biểu hiện những bệnh lý có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.


Đau bụng có thể là bị đau tại bất cứ bị trí nào giữa ngực và vùng bẹn.
Đau bụng có thể là bị đau tại bất cứ bị trí nào giữa ngực và vùng bẹn.

2. Đau bụng ở trẻ em là bệnh gì?

Đau bụng ở trẻ em có thể là biểu hiện của một số bệnh lý dưới đây:

  • Trẻ bị viêm ruột thừa cấp: Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm ruột thừa cấp, ban đầu trẻ sẽ bị đau bụng ở hố chậu phải kèm theo đó là dấu hiệu sốt. Trẻ có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, sốt nhẹ kèm theo là các phản ứng thành bụng khi sờ nắn vào hố chậu phải hoặc vùng bụng. Trẻ bị viêm ruột thừa cấp sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và cảm thấy bị đau tại vùng rốn. Việc chẩn đoán viêm ruột thừa cấp sẽ khó khăn hơn đối với những trẻ dưới 2 tuổi vì các biểu hiện của bệnh không điển hình như trẻ lớn tuổi hơn.

Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa cấp là: Trẻ bị sốt kèm đau bụng, hay quấy khóc, nôn, mặt lờ đờ, da xanh xao,... Đau bụng do viêm ruột thừa hay bị nhầm lẫn với tình trạng bị rối loạn tiêu hóa nên nhiều bậc phụ huynh chủ quan, tự mua thuốc cho con uống. Với tình trạng này, trẻ cần được phẫu thuật ngay, nếu không, ruột thừa bị mưng mủ hoặc có thể là sẽ bị hoại tử vỡ ra, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của trẻ. Bệnh lý này cực kỳ nguy hiểm nếu để muộn, vì vậy, các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

  • Trẻ bị lồng ruột cấp tính: Trẻ em dưới 2 tuổi hay bị mắc bệnh này. Triệu chứng của bệnh là những cơn đau bụng ngắt quãng theo từng cơn, đau quặn thắt khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khóc thét kèm theo nôn, da trở nên tái nhợt hoặc có thể đi ngoài ra phân lẫn nhầy và bị chảy máu. Khi có những dấu hiệu này, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu không đưa trẻ đi khám kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng bị hoại tử ruột.
  • Bé gái bị xoắn u nang buồng trứng: Triệu chứng thường là trẻ sẽ cảm thấy đau bụng kèm theo nôn. Khi sờ vào vùng khung chậu - bụng, sẽ thấy có khối u.
  • Bé trai bị xoắn thừng tinh: Việc tăng thể tích tinh hoàn có thể khiến trẻ đột ngột cảm thấy đau tinh hoàn, và khi sờ vào bụng cũng có cảm giác đau. Đây là căn bệnh cần cấp cứu ngoại khoa, nếu để lâu tinh hoàn có thể bị hoại tử, tinh hoàn thoát ra khỏi bìu qua đường rò hoặc bị teo trong vài tháng.
  • Trẻ bị tắc ruột: Triệu chứng của bệnh lý này là tình trạng đau bụng kèm nôn và đại tiện khó khăn. Trẻ có thể bị đau bụng một cách đột ngột và dữ dội, cơn đau thường sẽ kéo dài từ 2 - 3 phút rồi giảm dần, sau một hồi lại bị đau trở lại.

Cha mẹ nên cẩn trọng khi cho con ăn và nên tẩy giun định kỳ cho trẻ.
Cha mẹ nên cẩn trọng khi cho con ăn và nên tẩy giun định kỳ cho trẻ.

Ban đầu, các cơn đau sẽ thưa nhưng về sau, cường độ và tần suất các cơn đau sẽ nhanh hơn và mạnh hơn. Thường thì trẻ sẽ cảm thấy đau ở xung quanh vùng rốn bên trái hoặc bên phải vùng bụng, đau trên rốn,... Sau đó, trẻ sẽ đau toàn bụng. Nguyên nhân chủ yếu gây tắc ruột ở trẻ thường là do bã thức ăn. Tuy nhiên, một số trẻ bị nhiễm giun, cơ thể yếu cũng có thể bị mắc bệnh lý này. Khi trẻ bị tắc ruột do bã thức ăn, cần phải được phẫu thuật để lấy bã thức ăn ra. Vì vậy, cha mẹ nên cẩn trọng khi cho con ăn và nên tẩy giun định kỳ cho trẻ.

  • Trẻ bị bệnh động kinh thể bụng: Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ đau bụng dữ dội, có lúc lại dịu đi, các cơn đau không có tính quy luật, có lúc đau có lúc không, có lúc đau ít, lúc lại dữ dội. Bệnh này thường khó phát hiện, để điều trị có hiệu quả, trẻ cần được làm các xét nghiệm liên quan, đặc biệt là phải điện não đồ cho trẻ.
  • Trẻ bị giun chui ống mật: Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là tình trạng đau bụng đột ngột kèm nôn nhiều ở trẻ, có những trẻ còn có thể nôn ra giun. Trẻ sẽ đau bụng theo từng cơn, đau vật vã, có thể trẻ sẽ chổng mông để bớt đau hơn. Bất chợt cơn đau dịu đi, trẻ mệt mỏi, bụng hơi trướng lên và có thể sờ thấy khối u, đây chính là búi giun ở vùng thượng vị. Trẻ ở độ tuổi từ 3 - 7 tuổi thường dễ bị tình trạng này. Một số trường hợp trẻ chỉ có lượng ít giun chui qua ống mật nhưng có những trẻ có thể bị hàng trăm con giun chui qua ống mật.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Khi trẻ bị đau bụng, các bậc cha mẹ nên quan sát kỹ các dấu hiệu của con, nếu có các triệu chứng bất thường, cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế. Tuyệt đối không được chủ quan và tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe