Trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân, có phải thiếu canxi?

Nếu trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân, khó chịu vào ban đêm thì có thể đó là dấu hiệu của đau tăng trưởng. Đây là giai đoạn xương của trẻ phát triển nhanh chóng nên cha mẹ cần chú ý bổ sung thêm canxi, sắt, vitamin D,... vào chế độ dinh dưỡng để bé phát triển chiều cao.

1. Nguyên nhân trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân

1.1 Tình trạng đau tăng trưởng, thiếu canxi

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ em hay bị nhức mỏi chân, đặc biệt là vào ban đêm chính là đau tăng trưởng. Đây là tình trạng đau nhức cơ bắp mà một số trẻ gặp phải vào giai đoạn 3 - 6 tuổi và 8 - 12 tuổi. Cơn đau thường xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối, nhưng có thể khiến trẻ bị thức giấc vào giữa đêm. Tuy nhiên, cơn đau thường biến mất vào buổi sáng.

Đau tăng trưởng đơn giản là tình trạng đau nhức cơ do trẻ hoạt động tích cực trong cả ngày khiến cơ bị xé rách. Các hoạt động bao gồm: Chạy, nhảy, vui đùa, leo núi,... Cảm giác đau tăng trưởng xảy ra ở cả 2 chân, đặc biệt là phía trước đùi, bắp chân hoặc sau đầu gối.

Tình trạng đau tăng trưởng có thể khác nhau giữa các bé. Một số bé bị đau nhiều nhưng số khác thì không. Có khoảng 10 - 35% trẻ sẽ bị đau tăng trưởng ít nhất 1 lần trong đời. Cơn đau có thể kéo dài trong vài tháng tới vài năm.

Về nguyên nhân, sở dĩ trẻ thường đau mỏi vào ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển nhanh nhất nhưng các cơ đôi khi không theo kịp tốc độ phát triển, khiến cơ bị co giãn, gây cảm giác đau. Trong khi đó, các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, canxi lại không được cung cấp kịp thời. Nếu do nguyên nhân này thì chỉ cần bổ sung thêm canxi cho trẻ dưới dạng thuốc, sữa và thức ăn có nhiều canxi là được.

1.2 Vấn đề sức khỏe khác

Tình trạng đau mỏi chân tay ở trẻ nếu do đau tăng trưởng thì sẽ gặp ở cả 2 chân, cơn đau biến mất vào buổi sáng. Còn nếu trẻ chỉ bị đau 1 bên chân, còn đau vào buổi sáng hoặc có các triệu chứng khác thì có thể là do các bệnh lý khác, cụ thể như sau:

  • Đau do vận động nhiều, va chạm với vật cứng;
  • Đau nhức chân bất chợt, tái đi tái lại kèm theo vết bầm trên cơ thể, chảy máu chân răng, sốt cao kéo dài, chảy máu mũi, sưng đau khớp gối,... có thể là dấu hiệu sớm của ung thư máu;
  • Nhức mỏi chân đi kèm triệu chứng sụp mi mắt có thể là bệnh nhược cơ;
  • Nếu đau mỏi chân và vùng thắt lưng, vùng xương chậu, xương cụt, đau khi ngồi lâu,... thì có thể là do viêm khớp cùng chậu.

Với mọi nghi vấn về tình trạng bất thường của trẻ mà không giải thích chính xác được nguyên nhân thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe và can thiệp điều trị khi cần thiết.


Trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân cần được phát hiện và thăm khám kịp thời
Trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân cần được phát hiện và thăm khám kịp thời

2. Nên làm gì khi trẻ hay bị tê chân, nhức mỏi chân?

Nếu trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu:

  • Giảm các hoạt động mạnh vào ban ngày: Khi trẻ có dấu hiệu đau tăng trưởng, cha mẹ nên khuyên trẻ giảm bớt các hoạt động vận động mạnh vào ban ngày. Đó là nên tạm ngừng các hoạt động chạy nhảy, đá bóng để không bị căng cơ về đêm;
  • Giúp trẻ thư giãn khi đau: Nếu trẻ bị đau chân không ngủ được, cha mẹ nên ở bên con, massage chân nhẹ nhàng hoặc chườm ấm lên chân bé để con quên đi cảm giác đau. Hoặc cha mẹ cũng có thể nói chuyện với trẻ hoặc cùng bé chơi một trò chơi nhỏ để phân tán sự chú ý của bé về cơn đau. Sau đó, phụ huynh có thể kể những câu chuyện thú vị để bé an tâm, dễ ngủ hơn;
  • Cân bằng dinh dưỡng cho bé: Trong giai đoạn trẻ bị đau mỏi chân do đau tăng trưởng, cha mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé. Tránh tự ý bổ sung canxi hoặc thuốc giảm đau nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Ở giai đoạn này, bé cần được bổ sung các chất dinh dưỡng (chất đạm, vitamin D, vitamin C, canxi,...) từ thực phẩm. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tích cực cho trẻ ăn thêm rau xanh, hoa quả, sữa, các loại hạt,... để bé phát triển khỏe mạnh.

Trường hợp cơn đau không được cải thiện, phụ huynh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần chú ý tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin để tránh nguy cơ mắc hội chứng Reye cũng như gặp các vấn đề khác về sức khỏe.

Nếu áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng ít có hiệu quả, hoặc trẻ 5 tuổi hay bị nhức mỏi chân có thêm triệu chứng đi khập khiễng, sốt,... thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể bé đang gặp một vấn đề khác về sức khỏe (không phải do đau tăng trưởng), tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe