Trẻ 42 tháng tuổi đã có thể ăn cơm cũng như hoàn thiện các khả năng vận động, ngôn ngữ tốt hơn. Ở giai đoạn này, cha mẹ nên tiếp tục chú trọng đến dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động để trẻ giúp phát triển chiều cao, cân nặng đúng chuẩn.
1. Quá trình phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ
Trẻ ở từng độ tuổi sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau. Bắt đầu từ khi trẻ chào đời, cả chiều cao và cân nặng sẽ tăng lên nhanh chóng trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Cho đến khi trẻ được 1 tuổi, cân nặng có thể tăng gấp rưỡi so với lúc trẻ mới sinh ra. Chiều cao của trẻ trong năm đầu tiên cũng tăng trung bình khoảng 25cm và chiều cao đạt mức 75cm.
Chuyển sang năm thứ hai, chiều cao của trẻ có thể tăng thêm trung bình 10 cm, đạt mức trung bình từ 85 đến 86 cm và cân nặng của trẻ có thể tăng gấp 3 lần so với cân nặng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ càng lớn thì sự tăng trưởng của trẻ càng chậm hơn và sự thay đổi không rõ rệt bằng năm đầu đời. Theo các chuyên gia phân tích do ở giai đoạn này lượng mỡ trên cơ thể trẻ (đặc biệt ở vị trí mặt) giảm đi rất nhiều và bắt đầu tập trung phát triển ở chân và tay.
Khi trẻ bước vào giai đoạn tiền dậy thì, có thể coi đây là thời điểm thứ hai của quá trình phát triển vượt bậc ở trẻ. Trong khoảng thời gian này, trẻ lớn rất nhanh (đặc biệt về chiều cao), trẻ gái có thể tăng lên đến 6 cm/năm và trẻ trai là 7 cm/năm. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn dậy thì thực sự thì chiều cao mỗi năm trẻ có thể tăng được khoảng 1-2 cm và chiều cao sẽ ngừng phát triển cho đến 23 - 25 tuổi.
2. Trẻ 42 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu cm?
Nếu đang có con ở giai đoạn này, phụ huynh thưởng sẽ quan tâm đến vấn đề “trẻ 42 tháng tuổi cao bao nhiêu” và “trẻ 42 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg”.
Theo tiêu chuẩn đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tùy thuộc vào giới tính, trẻ 42 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao như sau là đúng chuẩn:
- Trẻ gái 42 tháng tuổi có cân nặng 15 kg, chiều cao 99.0 cm;
- Trẻ trai 42 tháng tuổi có cân nặng 15.3 kg, chiều cao 95.7 cm.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng ở trẻ 42 tháng tuổi và cách khắc phục
Thông qua quá trình phát triển của trẻ cho thấy có khá nhiều yếu tố có thể tác động đến chiều cao và cân nặng của trẻ ở từng giai đoạn, độ tuổi khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng ở trẻ 42 tháng tuổi bao gồm:
- Di truyền: Mỗi trẻ sinh ra đều được thừa hưởng các đặc điểm di truyền của cha mẹ. Đây cũng được xem như yếu tố tác động không nhỏ tới sự phát triển của trẻ về thể chất và trí não. Nhiều nghiên cứu về lĩnh vực di truyền đã chứng minh được rằng yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con có thể ảnh hưởng tới nhóm máu, cân nặng, lượng mỡ thừa... khi trẻ được sinh ra. Quá trình phát triển thể chất của trẻ cũng chịu ảnh hưởng khoảng 23% từ các yếu tố di truyền.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ: Yếu tố dinh dưỡng quyết định khá lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ bỏ qua chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ hoặc chăm sóc nhưng lại không đúng cách khiến cho cơ thể của trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Để đảm bảo việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ được tốt và trẻ có chế độ ăn cân bằng, ba mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần cho sự phát triển. Cha mẹ nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng này thường được cung cấp bởi các loại thực phẩm như sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây tươi, rau củ, trứng, hải sản, thịt gà, các loại đậu, các loại hạt...
- Bệnh lý: Bệnh lý mãn tính hay các khuyết tật nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Thường những trẻ có tiền sử mắc bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc nhẹ cân hay nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá... sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
- Sự quan tâm, chăm sóc đúng mực của người lớn và những người trực tiếp chăm sóc trẻ có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ. Vì vậy, mọi người cần tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái dễ chịu, giúp trẻ hòa nhập và hợp tác với người lớn.
- Chăm sóc phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai giúp cho thai nhi phát triển bình thường. Hơn nữa, nếu bà bầu không được người thân trong gia định thông cảm và chia sẻ, tâm trạng không thoải mái có thể khiến cho sự phát triển của trẻ về trí tuệ và thể chất sẽ bị chậm lại.
- Vận động và luyện tập thể thao sẽ tạo điều kiện cho trẻ có thể vận động đầy đủ giúp tăng cường trao đổi chất, đồng thời xây dựng cho trẻ một hệ xương cơ khớp chắc khỏe. Trẻ nên được cha mẹ khuyến khích vận động bằng các môn thể thao như bơi lội, đi xe đạp, đi bộ... Và thời gian thực hiện hoạt động này một ngày cần từ 30 đến 45 phút giúp cho trẻ tiêu hao năng lượng và tích cực nạp năng lượng vào tốt hơn.
- Chất lượng giấc ngủ: Trẻ cần được quan tâm và chăm sóc giấc ngủ tốt. Vì theo khuyến nghị của Tổ chức giấc ngủ quốc tế cho biết, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi nên được ngủ từ 10 - 13 giờ mỗi ngày, đặc biệt ưu tiên giấc ngủ vào ban đêm. Thời gian trẻ nên thực hiện đi ngủ tốt vào lúc từ khoảng 20 đến 21 giờ. Mục đích để tạo điều kiện cho khoảng thời gian từ 23 giờ đến 01 giờ sáng tuyến yên của trẻ có thể sản xuất ra hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển tốt hơn về chiều cao và cân nặng trong thời kỳ này.
4. Thực đơn tham khảo cho trẻ 42 tháng tuổi
Trẻ 42 tháng tuổi bắt đầu qua lứa tuổi ăn cháo và tập ăn cơm cũng như hoàn thiện các khả năng vận động, ngôn ngữ tốt hơn. Đây cũng được xem như cột mốc mới của trẻ. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần chú trọng đến những bữa ăn của trẻ sao cho cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu khuyến nghị. Đồng thời vẫn duy trì bổ sung sữa hàng ngày cho trẻ khoảng 500ml. Bởi vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt giúp trẻ hấp thu dưỡng chất vào cơ thể. Bé cũng không cần quá nhiều chất béo từ động vật như trước nữa, nên cha mẹ có thể giảm và chuyển một phần lượng mỡ động vật sang lượng mỡ thực vật như dầu oliu, dầu cải, dầu lạc... Tuy nhiên, cha mẹ nên tăng lượng rau củ và trái cây trong ngày cho trẻ. Cố gắng tạo các món ăn bắt mắt và có hương vị hấp dẫn để kích thích khả năng ăn uống của trẻ.
Thực đơn mẫu tham khảo:
- Bữa sáng: cho trẻ uống 200ml sữa cao năng lượng.
- Bữa trưa cho trẻ ăn cơm nát với thịt và canh rau nấu thịt hoặc tôm.
- Bữa xế cho trẻ ăn cháo với thịt nạc băm nấu cùng rau xanh.
- Bữa chiều cho trẻ ăn cơm nát thị hoặc trứng hoặc cá hoặc tôm và canh rau
- Bữa tối: có thể cho trẻ ăn súp hoặc uống sữa.
- Có thể cho trẻ ăn hoa quả theo nhu cầu hoặc xen giữa các bữa ăn.
Cân nặng và chiều cao được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Do đó, cha mẹ cần chú trọng đến những bữa ăn, giấc ngủ cũng như chế độ vận động để giúp trẻ phát triển đúng chuẩn.
Ngoài ra, bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong