Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Sự phát triển của trẻ luôn được phụ huynh quan tâm và mong muốn cải thiện giúp trẻ tận dụng được các cơ hội vàng trong những năm đầu đời. Theo dõi chiều cao của trẻ cũng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ và hiện Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng các tiêu chuẩn cho các chỉ số này.
1. Quá trình phát triển về thể chất của trẻ
Trước khi nghiên cứu về phát triển thể chất của trẻ bao gồm có sự phát triển về cân nặng và chiều cao, chúng ta nên tìm hiểu sự phát triển chung của trẻ. Những năm đầu tiên sau khi sinh của trẻ, chiều cao có thể tăng khoảng 25cm và có thể đạt mức 75 cm. Đến năm thứ hai, thì trẻ có thể sẽ tăng thêm khoảng 10 cm và đạt chiều cao ở mức trung bình từ 85cm đến 86 cm. Sau đó, mỗi năm trẻ sẽ tăng thêm khoảng 5cm vào chiều cao.
Khi trẻ càng lớn dần lên và so với những năm đầu đời thì khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ có thể chậm hơn so với những năm đầu tiên. Do đó, việc tăng trưởng trong khoảng thời gian trên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để giúp trẻ đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất cũng như trí tuệ. Trong đó, năng lượng cung cấp cho trẻ có vai trò khá quan trọng nhằm tạo điều kiện dự trữ tốt cho việc phát triển thể chất của trẻ khi bước vào giai đoạn dậy thì.
Do vậy, sẽ có một số hiểu lầm về sự tăng trưởng đặc biệt phát triển chiều cao của trẻ. Cha mẹ có thể nhầm tưởng rằng độ tuổi dậy thì mới là độ tuổi vàng để trẻ có thể tăng trưởng về chiều cao nhiều nhất. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Thực chất ở tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ có phần tăng chậm hơn chứ không phải phát triển nhanh và vượt bậc như thời gian trước. Ở thời kỳ này trẻ có thể chỉ tăng thêm 1cm đến 2cm mỗi năm hoặc thậm chí có thể không tăng thêm cm nào. Và khi từ 23 đến 25 tuổi, thì cơ thể trẻ sẽ ngừng phát triển về chiều cao.
Vậy làm thế nào để xác định trẻ 3 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Để giúp cha mẹ có thể theo dõi chính xác quá trình phát triển của trẻ cũng như có những hành động tích cực giúp cho quá trình tăng trưởng đạt tối ưu, cha mẹ có thể theo dõi chỉ số về chiều cao của trẻ bằng cách sử dụng tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Qua tài liệu tổng hợp này cha mẹ sẽ xác định được trẻ 3 tuổi chiều cao bao nhiêu hoặc bé 3 tuổi cao bao nhiêu. Theo hướng dẫn của tài liệu liệu này trẻ 3 tuổi cao 95cm đối với trẻ gái và 96 cm đối với trẻ trai.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao cũng như quá trình phát triển thể chất của trẻ
Để có những kiến thức nhằm giúp cha mẹ có thể chăm sóc trẻ thật tốt và phù hợp, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ đặc biệt chiều cao. Theo các chuyên gia thì chiều cao của trẻ bị tác động bởi các yếu tố như:
2.1. Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu về di truyền cho rằng những yếu tố liên quan đến lượng mỡ thừa, cân nặng, cũng như nhóm máu của bố mẹ có thể tác động đến quá trình phát triển của trẻ bắt đầu từ lúc trẻ được sinh ra. Tuy nhiên tác động này cũng không hoàn toàn thuộc nhóm yếu tố quyết định cơ bản. Di truyền chiếm khoảng 23% tác động đến sự phát triển của trẻ bao gồm thể chất
2.2. Yếu tố dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng được xem như một trong những yếu tố từ môi trường sống bên ngoài có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ được cha mẹ chăm sóc với một chế độ ăn uống không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ khiến cho quá trình phát triển bị chậm lại cả về thể chất và trí tuệ. Từ đó, dẫn đến việc khó khăn trong việc đạt chuẩn theo các tiêu chí mà Tổ chức Y tế thế giới đề xuất.
Thường các cơ quan trong cơ thể đều chịu tác động bởi chế độ dinh dưỡng. Do đó, việc cung cấp chất dinh dưỡng mà bị thiếu hụt có thể làm chậm quá trình phát triển các cơ quan này.
Nếu cha mẹ muốn con mình phát triển bình thường và khoẻ mạnh thì nên thực hiện cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ và thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
2.3. Chăm sóc bà mẹ khi đang ở thời kỳ mang thai
Sức khỏe, thể chất và tâm trạng của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai thuộc yếu tố tác động tiềm năng đến sự phát triển của trẻ cả trong thai kỳ cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Phụ nữ mang thai thường hay xảy ra tình trạng căng thẳng trong thai kỳ nên có thể ảnh hưởng và gây nên tình trạng chậm phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ khi trẻ được sinh ra. Bên cạnh đó, để trẻ có thể phát triển tốt và khỏe mạnh, phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phát triển này chẳng hạn như DHA, Calci, sắt, acid folic...
2.4. Tình trạng bệnh lý
Những trẻ có dấu hiệu bệnh lý hoặc bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hoặc các dấu hiệu của khuyết tập có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển. Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng bệnh lý và sự phát triển của trẻ đăng tải ở Tạp chí Hiệu hội Y khoa Hoa kỳ cho biết những đứa trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý bao gồm thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể sẽ không phát triển chiều cao như trẻ bình thường và khoẻ mạnh khác được.
2.5. Yếu tố quan tâm từ cha mẹ hoặc người chăm sóc
Những người trực tiếp chăm sóc trẻ đóng góp vai trò rất lớn vào sự phát triển của trẻ. Sự quan tâm chăm sóc không chỉ đáp ứng cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển mà còn bao gồm cả chăm sóc tác động tới tinh thần của trẻ giúp trẻ phát triển bình thường ở từng giai đoạn cụ thể.
2.6. Thực hiện luyện tập thể dục thể thao
Tập trung vào luyện tập thể dục thể thao có thể giúp trẻ phát huy ưu thế về chiều cao, đồng thời, cũng giúp trẻ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Bởi vì, trẻ trì trệ không luyện tập có tác động tiêu cực lên hệ thần kinh, cơ và xương khớp của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn với các môn thể thao như bơi lội, đá bóng, chơi cầu.. để trẻ có thêm nhiều cơ hội phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động thể dục thể thao còn giúp trẻ hạn chế được các nguy cơ liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, từ đó giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh đái tháo đường khi ở tuổi trưởng thành.
Ngoài ra, giấc ngủ của trẻ cũng khá quan trọng nên cần được cha mẹ cần quan tâm và chú ý. Tránh để bé thức khuya vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ.
Ngoài ra, trẻ 3 tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong